Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan

2.3.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Thực tế nghiên cứu cho thấy, khi có bão với cấp độ lớn ngƣời dân sẽ không làm gì và ở nhà để bảo đảm an toàn về tính mạng và chủ động đối phó với tình hình bão, lũ. Đó là phƣơng án đựoc ngƣời dân chọn nhiều nhất với tỷ lệ 77,6%. Bảng số liệu thu đƣợc có phần chênh lệch lớn về tỷ lệ ứng phó với bão lớn. Nhƣng đó là phản ánh đúng thực tế, bởi khi có bão lớn, tính mạng ngƣời dân là quan trọng nhất, tìm nơi trú ẩn an toàn và chằng chống nhà cửa kiến cố, tìm chỗ trú ẩn tốt cho vật nuôi là công việc ngƣời dân đề cao.

Có rất ít ngƣời dân làm việc sản xuất trong điều kiện này. Thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng là phƣơng án đƣợc chọn không nhiều 10,2%, bởi khi thay đổi phƣơng thức sản xuất và cây trồng cần một quá trình lâu dài và tốn nhiều kinh phí. Hiện ở xã chƣa đủ kinh phí để cung ứng cho việc này. Cũng có một số hộ đƣợc các tổ chức phi chính phủ trợ giúp nhƣng chƣa có hiệu quả kinh tế cao.

tố quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu những mô hình ứng phó của nguời dân dựa vào cộng đồng một cách đúng đắn.

Bảng 2.19: Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)

Không làm gì, ở nhà, chủ động đối phó với tình hình bão, lũ 153 77,6

Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 14 7,1

Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 10 5,1 Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 20 10,2 Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Sau bão thƣờng là mƣa lớn, ngƣời dân thƣờng ví von ”đánh toạc trời nƣớc rơi xuống” thì lúc đó là lúc ngƣời dân phải nhanh chóng chuẩn bị ứng phó với lũ lụt sẽ ập tới.

Hay cách xem bão to và nƣớc lớn của ngƣời dân khi nhìn cây Nổ cũng là cách để ứng phó với bão lũ sẽ xảy ra hàng năm.

Ông Triệu Đình K, nguyên Chủ tịch xã Y Can cho biết: Khi cây Nổ nhiều hoa trắng thì sắp nuớc to. Nhưng trong cây nổ có quả trắng, nhưng lại có những chùm non, chùm non rất hiều thì tính thời kỳ từ lúc nó ra hoa và kết quả bao nhiêu ngày thì bao nhiêu ngày đó sẽ là khoảng thời gian sẽ có mưa to. Cách xem cây nổ ra hoa thế nào, hoa non vào thời điểm nào, hoa già vào thời điểm nào, và thời gian từ hoa già đâm quả bao nhiêu thời gian. Nếu đâm quả nhiều thì nước rất to, ít quả thì không có nuớc mấy. Nếu hoa trắng nở nhưng lác đác thì ít nuớc. Nếu có chùm chi chít và chưa nở thì sắp có nứơc lớn. Nếu hoa héo, rụng thì ít có nuớc...

Hình 2.8: Cây nổ hoa trắng dự báo nƣớc lũ khi có bão

Hoặc xem tiếng con ễnh ƣơng kêu cũng biết sắp có bão và nƣớc lớn đổ về. Nếu ễnh ƣơng kêu nhiều, gọi nhau chạy thì rất nhiều nuớc, nuớc rất lớn lúc đó chuẩn bị có bão và nƣớc lớn, ngƣời dân cần có phƣơng án tối ƣu để chuẩn bị ứng phó.

Khi có bão, không làm gì, ở nhà và chủ động đối phó với tình hình bão lũ vẫn là phƣơng án đƣợc ngƣời dân chọn nhiều nhất với 77,6% tỷ lệ đựoc chọn. Ngƣời dân cho biết: Vào mùa mƣa bão, nhà nào cũng có thuyền, để đi lại giao lƣu với nhau tìm cách ứng phó. Đề phòng mƣa bão, nuớc sông tràn vào là nhà nhà đều đi bằng thuyền hết, chạy lợn chạy gà, di chuyển lên cao.

Trong cuộc phỏng vấn sâu, khi chúng tôi hỏi ngƣời dân: Có hiểu biết thế nào về hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn xảy ra nhiều trong những năm gần đây? Chị Nguyễn Thị Vân, ngƣời dân thôn Hoà Bình chia sẻ: Nguyên nhân chính làm bão lũ to, ngoài việc do thiên nhiên, không theo quy luật chu kỳ truớc thì cũng do con người. Do con nguời phá rừng nhiều quá, những cánh rừng bị phạt trắng đã làm lũ ngày càng lớn hơn. Ví thử như nếu có rừng thì phải 24 giờ lũ trên thượng nguồn mới ra đến sông, nhưng nay khi không có rừng, thì khoảng 15 giờ lũ đã đổ ra sông rồi. Đây cũng là một thực tế mà chúng tôi cho rằng, người dân sống ở những cánh rừng đầu nguồn cần có ý thức bảo vệ rừng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)