Thực tế xuất hiện hiện tƣợng bão cực lớn trong 20 năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 65 - 67)

Hiện tƣợng bão Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)

Rất mạnh 120 60,9

Vừa phải 71 36,1

Không có 6 3,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh thậm chí siêu bão, gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản nhƣ bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm 2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đổ bộ vào Philippines năm 2012,…. Đặc biệt, siêu bão Hải Yến năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines với gió mạnh trên cấp 17, nƣớc dâng cao tới 7m, làm hơn 6.000 ngƣời chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ.

Với Việt Nam, đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng một loạt kịch bản mô phỏng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng lấy 4 cơn bão mạnh từ cấp 10-13 đã vào Việt Nam gần đây và cộng thêm từ 2-5 cấp, giả thiết đổ bộ từ miền Nam, vùng ven biển đến vùng núi phía Bắc. Từ đó đƣa ra kết luận rằng, với tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể gặp bão cấp 14- 15 trở lên, cấp độ bão mạnh có thể giữ đến sát bờ và ảnh hƣởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển. Nguy cơ ngập lụt do nƣớc biển dâng trong bão cao tập trung vào khu vực ven biển, nhất là Nam Bộ và Trung Nam bộ, mƣa lớn gây ngập lụt diện rộng và lũ cục bộ xảy ra phức tạp và rộng khắp các khu vực.

Với Yên Bái, tuy phải chịu ảnh hƣởng của bão ít hơn những tỉnh ven biển, nhƣng những cơn bão mà tỉnh phải gánh chịu có sức công phá khá lớn.

Qua điều tra, ngƣời dân trả lời rằng, có 60,9% ngƣời dân có cảm nhận hiện tƣợng bão rất to với cấp độ rất mạnh. Chỉ có 3,0% cho rằng không có bão và có 36,1% ngƣời dân trả lời có bão với cấp độ nhẹ hơn. Mặc dù chịu tần suất các cơn

vào các năm 1998, 2001, 2008, 2012 đựợc cảm nhận là rất lớn. Bởi ngƣời dân cho rằng, khi bão về, gió rất to kèm theo giông tố, sấm chớp lớn, mƣa ào ào. Cây cối, nhà cửa bị gãy đổ, nƣớc sông lên nhanh chóng.

Hình 2.4: Thiệt hại do cơn bão số 5 năm 2012.

Cơn bão số 5 năm 2012 là một cơn bão lớn, gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nguời dân tỉnh Yên Bái. Tại huyện Trấn Yên đã có 39 nhà dân bị sập đổ hoàn toàn, 878 nhà bị tốc mái, 2 người bị thương nhẹ. Tại xã Y Can, có 19 nhà bị sập hoàn toàn và gần 200 ngôi nhà bị tốc mái. Nguyên nhân là do nhà nguời dân ở chủ yếu là nhà cấp 4, nhà lá nằm nấp sau những bìa rừng và chân đồi… Những căn nhà bị sập hoàn toàn do mưa lớn, đất đá trượt lở xuống nhà. Cũng may không có nguời dân nào của xã bị thiệt hại về tính mạng vì trước khi bão đổ bộ, chính quyền xã đã huy động người dân và vật nuôi tránh trú an toàn” (Chị Chƣơng Thu N. cán bộ môi trƣờng xã Y Can kể lại).

Ngƣời dân thôn Hạnh Phúc cũng kể lại: Ngồi trong nhà xây kiên cố mà tƣởng chừng nhƣ sập nhà đến nơi, gió rít mạnh từng cơn, cây rừng nghiêng ngả ầm ầm, gió lớn, mƣa to xối xả đến kinh hoàng…

2.1.3.4 Cảm nhận của người dân về hiện tượng thời tiết trái mùa

Hiện tƣợng thời tiết trái mùa mà ngƣời dân Y Can cảm nhận đƣợc đó là sự xuất hiện một vài đợt nóng nóng vào mùa đông và có một vài ngày mùa hè trở lạnh.

hỏi cảm nhận đƣợc mùa đông có những ngày phải dùng quạt vì xuất hiện một vài ngày nóng. Còn 17,8% ngƣời dân chƣa phải dùng quạt do họ sống tận sâu trong những cánh rừng và gần mạch suối, nên cái nóng mà họ cảm nhận về mùa đông thƣờng dịu hơn. Có 22,8% ngƣời không biết không trả lời. Điều này chứng tỏ, hiện tƣợng thời tiết trái mùa đã xuất hiện và có ảnh hƣởng không nhỏ tới ngƣời dân.

“Trước đây, ở Y Can thời tiết rất dễ chịu, một năm có 4 mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng, mùa đông rét căm căm, mùa xuân mát mẻ, rười ruơi. Nhưng những năm gần đây thời tiết thay đổi hẳn, 4 mùa không rõ rệt nữa, thay đổi rõ nét, không phân biệt đựoc mùa nào, có khi đang mùa hè lại phải đắp chăn, có khi mùa đông lại phải bật quạt” (Chị Chƣơng Thu N. cán bộ môi trƣờng xã Y Can kể lại).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)