Hậu quả của hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 73)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Hậu quả của hiện tƣợng thời tiết cực đoan theo cảm nhận của ngƣời dân

2.2.3 Hậu quả của hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Bão lớn, gây chết ngƣời và thiệt hại mùa màng là hai hậu quả ngƣời dân cho rằng nghiêm trọng nhất. Trƣớc năm 2000, đã có nhiều nơi của xã khi bão về nguời dân bị thiệt hại tính mạng do nhà cửa, cây cối đổ vào ngƣời. Nhƣng những năm gần đây, do công tác dự báo của đài báo đựợc chuyển tải đến ngƣời dân kịp thời, cùng với việc ngƣời dân đã có kinh nghiệm hơn trong ứng phó với bão nên số ngƣời bị thiệt hại tính mạng ít hơn. Hiện nay, chủ yếu khi có bão lớn thì hậu quả nghiêm trọng nhất là làm thiệt hại mùa màng, 40,1% ngƣời dân đƣợc hỏi đã trả lời nhƣ vậy. Ngoài ra, gãy đổ cây cối cũng chiếm tới 28,4% ý kiến ngƣời dân, và chi phí tu sửa lại nhà cửa và khắc phục hậu quả cũng là một vấn đề quan trọng (9,7%). Rõ rang, ngƣời dân đã cảm nhận đựợc sự thiệt hại lớn do bão gây ra. Qua đó, càng khẳng định, bão lớn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngƣời dân.

Bảng 2.15: Hậu quả bảo lớn, cấp độ mạnh

Hậu quả bão nhiều, cấp độ lớn Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)

Gây chết ngƣời 43 21,8

Gãy đổ nhà cửa cây cối 56 28,4 Làm thiệt hại mùa màng 79 40,1 Chi phí tốn kém cho tu sửa nhà cửa và phục hồi sản

xuất

19 9,7

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Nhớ lại trận bão năm 2008 và năm 2011, ông Dƣơng Phú T, ngƣời dân thôn Minh An chia sẻ: Trận bão năm 2008 làm nước lên cao, nhà cửa bị ngập, chúng tôi

trắng hoàn toàn. Ngoài sân thì lội bùn đến đùi, nhà cửa như một bán đảo, nước đầy bùn và nước, các cán bộ đi lên kiểm tra, ứng cứu phải đi thuyền vào nhà. Ông Tiến cƣời nhìn quanh nhà mình: Bây giờ, nhìn những khe ngóc ngách trong nhà tôi phù sa vẫn còn đâu đó.

Hình 2.7: Mƣa lũ do bão: Ngƣời dân trèo lên nóc nhà kêu cứu

Cũng may là năm đó không xảy ra chết nguời, nhưng thiệt hại về hoa màu và vật nuôi nhiều lắm. Người dân phải sơ tán vật nuôi lên cao và bắc máng cho gà, vịt ăn nhưng rồi vật nuôi cũng lại bị chết hết, nguyên nhân một phần vì rét, nhưng cũng một phần do bệnh tật sau lũ. Nuớc sông bẩn và có nhiều vi trùng nên vật nuôi uống phải nước sông đều bị chết rất nhiều. Thật là không thể quên được trận bão kinh hoàng những năm đó – ông T nói.

Sau bão, ngƣời dân lại mất tiền của, tốn thời gian để tu tạo và xây dựng lại nhà cửa, chuồng trại cho vật nuôi. Hậu quả của bão lũ thật kinh hoàng là ý kiến mà ngƣời dân chia sẻ.

2.2.3 Hậu quả của hiện tƣợng thời tiết trái mùa

Khi đƣợc hỏi về hậu quả của hiện tƣợng thời tiết trái mùa, đa số ngƣời dân cho rằng, hiện tƣợng thời tiết trái mùa làm con ngƣời khó chịu mệt mỏi, hay ốm đau, có 40,1% ngƣời dân chọn ý kiến đó. Ngƣời dân nói rằng, những ngày đông lại xen đợt nắng nóng, rồi ngày hè lại có rét về trƣa làm ngƣời khó chịu, mệt mỏi. Đang làm đồng gặp thời tiết này dễ bị ốm nặng và phả nằm ở nhà mất mấy ngày. Trẻ con,

ngƣời già, thƣờng bị ốm, cảm triền miên. Qua đó, khẳng định, khi có hiện tƣợng thời tiết trái mùa xảy ra, con ngƣời khó chịu mệt mỏi, ốm đau là hậu quả nghiêm trọng nhất với ngừời dân. Hay đó cũng là hậu quả mà các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cần lƣu tâm trong việc tìm nguồn lực và giải pháp hỗ trợ ngƣời dân trên địa bàn này.

Vật nuôi chậm lớn, hay mắc bệnh tật, dễ bị chết cũng là hậu quả nghiêm trọng của thời tiết trái mùa, 25,4% ngƣời dân khẳng định nhƣ vậy. Chị Triệu Thị T, dân tộc Dao, thôn Minh An cho biết: “Cái thời tiết này, khó đoán lắm, bệnh tật với vật nuôi ngày càng nhiều. Gà vịt viêm phổi cấp, vật nuôi chết không rõ nguyên nhân, vật nuôi chết vì dịch bệnh cũng chẳng ăn được đâu, lại vứt đi thôi. Cuộc sống người dân chúng tôi khó khăn lắm…”

Bảng 2.16: Hậu quả thời tiết trái mùa

Hậu quả thời tiết trái mùa Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%) Con ngƣời khó chịu mệt mỏi, hay ốm đau 79 40,1 Khó tổ chức sản xuất theo đúng thời vụ 18 9,10 Cây cối khó sinh trƣởng, phát triển tốt 50 25,4 Vật nuôi chậm lớn, hay mắc bệnh tật, dễ bị chết 50 25,4 Khác (xin ghi rõ…) 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Chị Đào Thị T, truởng thôn Hoà Bình cũng chia sẻ: Rõ ràng khi có hiện tượng thời tiết cực đoan thì con nguời bệnh tật ốm đau đã đành. Còn về cây trồng vật nuôi lại thể hiện rõ ràng hơn. Ví thử như cây mạ năm nay, lẽ ra trong khoa học thì tình tóan là 15 đến 20 ngày thôi, nhưng đối với chúng tôi thì hay nói với nhân dân là từ 20 -30 ngày. Lập 1 giai đoạn ấm nhưng giờ đã lên vóng hết rồi... thời tiết trái mùa thay đổi theo từng ngày thật là khó thích nghi lắm.

Rõ ràng, khi xuất hiện thời tiết trái mùa, điều không thể tránh khỏi sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời. Cây trồng vật nuôi cũng sẽ ảnh huởng. Bởi vạn vật đang sống trong tự nhiên, chịu tác động lớn từ thiên nhiên, nên những ảnh hƣởng của thiên nhiên chính là nhân tố tác động quan trọng tới con ngƣời.

2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Con ngƣời và thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất, cả hai đều có tác động qua lại lẫn nhau. Con ngƣời sống trong tự nhiên và tác động lớn đến tự nhiên. Và ngƣợc lại, tự nhiên ban tặng cho con ngƣời sự sống. Những năm truớc đây, khi khí hậu hài hòa, ngƣời dân sản xuất bình thuờng cũng thu hoạch lớn. Nhƣng gần đây, tác động của con nguời tới thiên nhiên ngày càng lớn, phá rừng đầu nguồn, rồi ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn nƣớc chính là những hậu quả thiên nhiên trả lại cho con ngƣời, khi con ngƣời tác động tới thiên nhiên một cách tàn bạo. Khi thiên nhiên ”nổi dậy” chính là lúc biến đổi khí hậu và hiện tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. Lúc này, không ai khác chính nguời dân lại là chủ thể gánh chịu hậu quả và phải tìm ra cách ứng phó cho sự sinh tồn của mình.

2.3.1 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá cao. cao.

Qua bảng số liệu cho thấy, khi có hiện tƣợng nắng gắt, nhiệt độ quá cao vào mùa hè ngƣời dân có nhiều cách ứng phó. Trong đó nổi bật là sự bất lực với thời tiết, bởi đa số ngƣời dân thuờng không làm gì cả và nghỉ ở nhà, có 45,8% ngƣời dân trả lời nhƣ vậy. Hầu hết ngƣời dân đều tìm nơi trú ẩn ánh nắng chói chang của mùa hè. Ngƣời dân cho rằng, tìm nơi trú ẩn trong bóng cây mát là phƣơng pháp tốt nhất với thời tiết này. ”Nhiệt độ lên đến trên 40độ C thì con nguời chịu sao nổi khi đày lưng ngoài trời đất này. Nắng quá thì chúng tôi cũng bắt buộc phải ở nhà thôi, không làm đựợc việc đồng áng” (Ông Dƣơng Phú T, ngƣời dân thôn Quyết Tiến chia sẻ).

Nhƣng cũng có tới 35,5% ngƣời dân vẫn làm việc trong điều kiện nắng nóng đó và họ tìm cách ứng phó bằng cách. “Chúng tôi phải đi làm từ rất sớm, có khi từ 4h rạng sáng nhìn thấy đường và nghỉ về nhà khi trời nắng to. Đến chiều chiều tầm 3 rưỡi - 4 giờ chiều, khi nắng bớt chói chang hơn thì lại đi ra đồng làm đến tối muộn mới về. Chính vì thế, quỹ thời gian sẽ bị thay đổi nhiều, khiến năng suất công việc không cao” ( anh Nguyễn Văn A, thôn Hạnh phúc cho biết).

Cũng có 16,2% hộ dân cho rằng, thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất để tăng thu nhập bằng cách kiếm thêm việc ở nhà làm để có thêm lợi nhuận kinh tế nhƣ nuôi chim bồ câu và gà tre....

Bảng 2.17: Thực tế ứng phó với nắng gắt, nhiệt độ quá cao

Thực tế ứng phó với nắng gắt, nhiệt độ quá cao Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%) Không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi 90 45,8 Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 70 35,5 Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 5 2,5 Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 32 16,2 Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Ngƣời dân đang sống tại xã Y Can chủ yếu là ngƣời bản địa ở đó, nên việc bỏ quê đi làm ăn nơi khác là rất ít. Chỉ có 2,5% ý kiến đồng tình với việc bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Bởi theo họ, quê hƣơng là nơi họ sinh ra, lớn lên, gắn liền với tổ tiên ông bà, việc bỏ quê đi làm ăn nơi khác sẽ làm mất đi tính truyền thống và cố kết cộng đồng nơi đây. Đặc biệt, với dân tộc Dao và dân tộc Tày, họ cho rằng, dù thế nào đi nữa, họ vẫn bám trụ mảnh đất của cha ông, mảnh ruộng, mảnh đất rừng đã giúp ngàn đời cha ông họ tồn tại và để lại cho họ đến tận bây giờ.

2.3.2 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài.

Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy ngƣời dân có nhiều cách ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài. Nhƣng các cách ngƣời dân chọn có sự không đồng đều. Giải pháp tối ƣu đựoc chọn nhiều nhất vẫn là khi mƣa lớn, mƣa kéo dài thì ngƣời dân ở nhà nghỉ ngơi không làm gì cả, có 44,7% ngƣời dân đồng tính với quan điểm này. Bởi họ cho rằng, mƣa lớn thƣờng xảy ra sấm sét gây ảnh huởng đến tính mạng con ngƣời. Hơn nữa, mƣa lớn đi làm cũng không có hiệu quả, vì có cấy cày hay gieo mạ, hay trồng cây trong thời tiết mƣa lớn cây cũng chết hết và không sinh trƣởng phát triển đƣợc.

Tuy nhiên, cũng có 39,6% ngƣời dân cho rằng vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó, nhƣng chấp nhận rủi ro khá lớn. Họ cho rằng, khi mƣa nhỏ thì vẫn lên

rừng làm cỏ, vẫn ra đồng cày ruộng, mặc dù ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣng vẫn phải làm vì không thể để ruộng mọc cỏ hoang suốt hàng tháng trời.

Thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng là một giải pháp của nguời dân chọn để ứng phó với thời tiết mƣa nhiều, nhƣng chỉ có 12,1% ngƣời dân chọn phƣơng án này. Bởi đó là những hộ có đôi chút tiềm lực về kinh tế, họ cho thuê ruộng, cho thuê nƣơng và chuyển sang làm kinh doanh nhƣ nghề cơ khí, bán hàng tạp hóa.

Bảng 2.18: Thực tế ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài

Thực tế ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ(%)

Không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi 88 44,7

Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 78 39,6

Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 7 3,6

Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 24 12,1

Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Cũng có một số hộ mạnh dạn đi tiên phong tìm ra cây trồng mới thích hợp với thời tiết mƣa nhiều… Nhƣng đa số là rất ít hộ, bởi rủi ro mà họ ơhải chấp nhận khi trồng những cây này cũng khá cao.

Trong quá trình điều tra thu thập thông tin, chúng tôi đã đƣợc ngƣời dân chia sẻ nhiều kinh nghiệm dân gian quan trọng, những kinh nghiệm này là bài học xƣơng máu của ngƣời dân từ ngàn đời xƣa để lại cho con cháu họ. Cứ thế lƣu truyền và chia sẻ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Khi đƣợc hỏi: Thực tế, sau những trận mƣa lớn, mƣa kéo dài thƣờng có nhiều thiên tai ập đến nhƣ lũ quét, lũ ống, lúc đó ngƣời dân ứng phó nhƣ thế nào?

Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, chị Nguyễn Thị M chia sẻ: Ngoài việc hàng ngày chúng tôi phải nghe bản tin dự báo của chính quyền phát ra rả trên loa thì chúng tôi còn dùng những kinh nghiệm dân gian để có cách ứng phó với mưa lũ. Sống bên sông nước quen rồi, nên mỗi khi mùa nước lên người dân thường có cách ứng phó trước hay còn gọi là tự mình làm dự báo. Mỗi khi mưa nhiều, mưa to

chúng tôi lại lo lắng tối tăm mặt mũi. Nhiều khi tự dự báo bằng cách phải ra tận sông để đo rồi có cách tính tóan. Nếu mức nước sông ở mực X thì dự báo trong đồng nước sông sẽ lên mực Y, cứ thế chúng tôi có phương pháp để ứng phó. Dự tính mức nước này sẽ vào đến đồng trong mấy giờ nữa bằng cách, đứng ở sông 1 giờ đồng hồ xem mực nuớc và dự tính sau 24 giờ nuớc sẽ vào đến đâu để thông báo cho mọi nhà có nguy cơ ngập chạy trước, nhà kia phải chạy sau. Đến mùa lũ chúng tôi khổ lắm, mọi người dân chúng tôi đều phải trong tư thế sẵn sàng.

Hoặc theo kinh nghiệm nhìn bọt nƣớc sông cũng có thể biết đựoc trên thƣợng nguồn đang có lũ. ng Triệu Đình K, nguyên Chủ tịch xã Y Can cho biết: Nhìn Nước sông càng nhiều bọt thì lũ càng lớn, nhìn nước sông có nhiều bọt thì khoảng 3 ngày sau sẽ có lũ về đến đây và nuớc dâng cao.

Một điều ngƣời dân vẫn băn khoăn và trăn trở là sau mƣa lũ, công việc khắc phục hậu quả rất khổ, mất nhiều thời gian và công sức... mất nhiều chi phí tốn kém. Rồi dịch bệnh với vật nuôi, với cây trồng... ngƣời dân nhiều khi bất lực với thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

2.3.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Thực tế nghiên cứu cho thấy, khi có bão với cấp độ lớn ngƣời dân sẽ không làm gì và ở nhà để bảo đảm an toàn về tính mạng và chủ động đối phó với tình hình bão, lũ. Đó là phƣơng án đựoc ngƣời dân chọn nhiều nhất với tỷ lệ 77,6%. Bảng số liệu thu đƣợc có phần chênh lệch lớn về tỷ lệ ứng phó với bão lớn. Nhƣng đó là phản ánh đúng thực tế, bởi khi có bão lớn, tính mạng ngƣời dân là quan trọng nhất, tìm nơi trú ẩn an toàn và chằng chống nhà cửa kiến cố, tìm chỗ trú ẩn tốt cho vật nuôi là công việc ngƣời dân đề cao.

Có rất ít ngƣời dân làm việc sản xuất trong điều kiện này. Thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng là phƣơng án đƣợc chọn không nhiều 10,2%, bởi khi thay đổi phƣơng thức sản xuất và cây trồng cần một quá trình lâu dài và tốn nhiều kinh phí. Hiện ở xã chƣa đủ kinh phí để cung ứng cho việc này. Cũng có một số hộ đƣợc các tổ chức phi chính phủ trợ giúp nhƣng chƣa có hiệu quả kinh tế cao.

tố quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu những mô hình ứng phó của nguời dân dựa vào cộng đồng một cách đúng đắn.

Bảng 2.19: Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn

Thực tế ứng phó trƣớc hiện tƣợng bão nhiều, cấp độ lớn Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ (%)

Không làm gì, ở nhà, chủ động đối phó với tình hình bão, lũ 153 77,6

Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 14 7,1

Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 10 5,1 Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 20 10,2 Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Sau bão thƣờng là mƣa lớn, ngƣời dân thƣờng ví von ”đánh toạc trời nƣớc rơi xuống” thì lúc đó là lúc ngƣời dân phải nhanh chóng chuẩn bị ứng phó với lũ lụt sẽ ập tới.

Hay cách xem bão to và nƣớc lớn của ngƣời dân khi nhìn cây Nổ cũng là cách để ứng phó với bão lũ sẽ xảy ra hàng năm.

Ông Triệu Đình K, nguyên Chủ tịch xã Y Can cho biết: Khi cây Nổ nhiều hoa trắng thì sắp nuớc to. Nhưng trong cây nổ có quả trắng, nhưng lại có những chùm non, chùm non rất hiều thì tính thời kỳ từ lúc nó ra hoa và kết quả bao nhiêu ngày thì bao nhiêu ngày đó sẽ là khoảng thời gian sẽ có mưa to. Cách xem cây nổ ra hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 73)