Đặc trƣng mực nƣớc sông Hồng tại trạm Yên Bái năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 45 - 54)

Đơn vị tính: cm

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB

Htb 2,594 2,557 2.510 2.577 2.682 2.708 2.847 2.793 2.735 2.641 2.550 2.533 2.645 Hmax 2.642 2.591 2.569 2.688 2.939 2.886 3.016 2.943 2.856 2.787 2.582 2.562 3.016 Hmin 2.576 2.499 2.482 2.504 2.551 2.638 2.722 2.702 2.660 2.583 2.530 2.512 2.482

(Nguồn: Niêm giám thống kế năm 2009)

Sông Hồng có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất của ngƣời dân xã Y Can, đặc biệt cung cấp nƣớc cho vùng sản xuất ven sông. Tuy nhiên, lƣu lƣợng nƣớc cũng nhƣ chất lƣợng nƣớc sông không đảm bảo, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng, không thuận lợi cho sản xuất, gia tăng cƣờng độ lũ, chất lƣợng nƣớc không đảm bảo, nƣớc sông bị ô nhiễm.

Suối Gùa cũng là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của xã, đặc biệt là các thôn vùng cao. Theo kết quả phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ xã cho biết “Trƣớc đây nƣớc suối Gùa rất sạch, nƣớc suối ổn định ít khi nƣớc lên cao nhƣng từ năm 2008 đến nay nƣớc suối bị ôm nhiễm do ngƣời dân phun thuốc cỏ, thuốc sâu cho cây, rừng đầu nguồn chặt hết nên ảnh hƣởng đến sản xuất, lũ lên cao, ngập lúa và hoa màu”.

Hồ lớn ở Y Can có 2 hồ là hồ Tự Do và Hồ Khe Sặt, đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho sản xuất của xã và xã lân cận (xã Minh Tiến). Tổng diện tích mặt nƣớc hồ khoảng 19,9 ha.

1.2.1.2 Các vùng cảnh quan

Xã Y Can tạm chia làm 3 vùng cảnh quanVùng cảnh quan núi cao, vùng cảnh quan núi thấp và vùng cảnh quan ven sông Hồng.

1.2.1.3 Đặc trưng về kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa

Dân số của xã 3.356 ngƣời với 956 hộ (số liệu tháng 6 năm 2014). Số lao động tính đến tháng 6 năm 2014 là 1920 chiếm 57,2% dân số.

Thành phần dân tộc

Trong địa bàn xã gồm có 7 dân tộc anh em chung sống, trong đó có 2 dân tộc chính là Kinh và Dao. Dân tộc Kinh: 650 hộ; 2.211 nhân khẩu, chiếm 65,9%, chủ yếu sống tại các thôn gần trung tâm xã địa hình thấp (thôn Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh, Tự Do, Thắng Lợi, Quyết Thắng, Hạnh Phúc, Khe Chè). Dân tộc Dao: 264 hộ; 1.071 nhân khẩu chiếm 31,9% chủ yếu ở 4 thôn xa trung tâm có địa hình núi cao (Minh An, An Thành, An Hòa, An Phú). Dân tộc khác: 42 hộ 74 khẩu, chiếm 2,2%.

Phong tục truyền thống

Ngƣời Kinh đa số có nguồn gốc từ vùng xuôi đến, họ có các phong tục thờ cúng đình, chùa, mong muốn những điều không may qua khỏi, cầu mong những điều may mắn, mùa màng bội thu, chăn nuôi trồng trọt không bị dịch bệnh.

Ngƣời Dao ở Y Can chủ yếu là ngƣời Dao quần chẹt (Ngƣời Dao ở Việt Nam có ngƣời Dao đỏ, Dao tiền, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao quần Trắng và Dao Quần chẹt). Ngƣời Dao có rất nhiều phong tục truyền thống có tính chất nhân văn trong đó có các phong tục chính nhƣ Lễ cấp sắc, Tết nhảy, phong tục cƣới xin, ma chay, lễ cầu mùa. Các phong tục mang đậm tính chất tâm linh, thầy cúng luôn có trong các phong tục ngƣời Dao. Ngoài ra, ngƣời Dao còn có nhiều các quy định về săn bắn động vật, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều các phong tục đang dần bị lãng quên với nhiều lý do nhƣ ngƣời Kinh đến sinh sống cùng, các phong tục, thói quen bị pha tạp, phai nhạt dần, hơn nữa có nhiều phong tục truyền thống phức tạp tốn kém nên không tổ chức thƣờng xuyên. Trong các phong tục ngƣời Dao ở Y Can hiện nay vẫn giữ đƣợc đó là Lễ cấp sắc, Tết nhảy, Lễ cƣới hỏi, làm ma, đắp mả (đắp mộ).

Trong cộng đồng ngƣời Dao ở xã Y Can trƣớc đây quan niệm không đƣợc chặt cây to và những khu rừng già vì những cây to và khu rừng già có các thần cây, nếu chặt thì sẽ bị quả báo, ngƣời trong nhà ốm đau, làm ăn không gặp may, đi lên rừng

de…Nếu muốn chặt cây to làm nhà thì phải mời thầy cúng làm lễ xin các thần thì mới đƣợc chặt. Tuy nhiên từ năm 1980 đến nay do công nhân Lâm trƣờng đến và khai thác rừng, nên hiện nay phong tục đó mai một đi, các thế hệ hiện nay, các thanh niên hầu nhƣ không còn giữ những phong tục đó.

Trong tiềm thức ngƣời Dao xã Y Can luôn có ý thức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nƣớc đƣợc thể hiện qua các bài cúng và thông qua một số phong tục nhƣ 1 năm có một ngày “kiêng hổ”, ngày “kiêng gió” hay ngày “phong vũ”, ngày kiêng chim ri, 3 ngày đầu tiên của năm mới nếu có quét nhà thì quét gọn vào một góc sân, không đƣợc quét hay đổi rác ra vƣờn, ra cổng, hay ngoài đƣờng nhằm giữ gìn vệ sinh cho làng xóm sạch sẽ trong 3 ngày Tết.

Với ngƣời Dao thì rừng và nguồn nƣớc là những nơi thiêng liêng, luôn có ý thức bảo vệ, họ thần thánh hóa, cho rằng rừng hoặc các nguồn nƣớc nhƣ các khe suối đầu nguồn luôn có những ông thần bảo vệ nên dân làng cần bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn nƣớc, nếu ai mà xâm phạm sẽ bị các thần này trừng phạt. Nếu ai mà xâm phạm khi ngƣời trong gia đình ốm đau, bệnh tật hay chăn nuôi bị dịch bệnh thì cho rằng đó là các ông thần quả báo làm cho gia đình nhƣ vậy.

Điều kiện kinh tế

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 3.519 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 275,21 ha, đất sản xuất phi nông nghiệp: 3.044,78 ha.

Kinh tế của xã chủ yếu sản xuất nông - lâm - nghiệp. Có các loại cây trồng chính đó là cây lúa, cây ngô, sắn, chè, đỗ, lạc và cây lâm nghiệp. Chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn và gia cầm. Tỷ lệ hộ nghèo 24,7% (236/956 hộ). [35].

Một số yếu tố kinh tế xã hội khác

Xã đƣợc phân chia thành 12 thôn, trong đó có 03 thôn đặc biệt khó khăn. Hệ thống chính trị Đảng, các đoàn thể hoạt động tƣơng đối đồng đều, có đầy đủ các tổ chức, đoàn thể nhƣ các nơi khác.

Có tuyến đƣờng tỉnh lộ 116 chạy ngang qua địa bàn của xã dài 4,5 km, tuyến đƣờng cao tốc Nội bài – Lào Cai chạy qua xã dài 4km. Việc xây dựng tuyến đƣờng cao tốc làm hạn chế sự thoát lũ của nhiều điểm tại trong xã nhƣ tại thôn Hạnh Phúc,

Thiên tai và các hiện tuợng thời tiết cực đoan hàng năm cần đề phòng là mƣa kéo dài, nắng gắt, rét đậm, rét hại, sƣơng muối, lũ sông, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó lũ sông và lũ suối xảy ra thƣờng xuyên, hàng năm.

1.2.2 Chính sách của Đảng, nhà nƣớc về vĩ mô và chính sách của địa phƣơng về ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan

1.2.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nuớc

Trong những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết và cực đoan khí hậu. Năm 2007, Việt Nam đã ban hành Chiến lƣợc Quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Chính phủ Việt Nam, 2007). Năm 2008, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008 đƣợc thông qua (Chính phủ Việt Nam, 2008). Luật phòng, chống thiên tai (Quốc hội Việt Nam 2013) cũng đã khẳng định quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống thiên tai.

Cụ thể nhƣ:

1. Chiến lƣợc Quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai (PCGNTT) đến năm 2020, Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007.

2. Luật phòng, chống thiên tai năm 2013(Luật số: 33/2013/QH13).

3. Chƣơng trình quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng (CBDRM) (Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009)

4. Kế hoạch tổng thể về tìm kiếm cứu nạn tới năm 2015 tầm nhìn 2020. Đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thông qua ngày 28/2/2006 (Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg).

Chung tay cùng cộng đồng thế giới trong công cuộc ứng phó với thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến này.

Cụ thể, Việt Nam ký Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) vào năm 1992 và phê chuẩn vào năm 1994, ký Nghị định thƣ Kyoto năm 1998 và phê chuẩn vào năm 2002. Đồng thời, Việt Nam phê chuẩn Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về

Chống sa mạc hóa (UNCCD) vào năm 1998 và năm 2011, Việt Nam đã ký Khung hành động Hyogo về Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2005-2015.

Trong các chính sách, kế hoạch hành động về Biến đổi khí hậu, chính sách về hiện tƣợng thời tiết cực đoan cũng đƣợc lồng ghép.

Cụ thể:

1. Chỉ thị 35/2005//về việc tổ chức thực hiện nghị định thƣ Kyoto thuộc Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

2. Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (NTP-RCC) 3. Chiến lƣợc Quốc Gia về BĐKH

4. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

5. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Tại Hội nghị lần thứ VII, BCHTƢ Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa XI, về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản nƣớc ta chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bƣớc chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hƣớng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng sống, duy trì cân bằng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng.

6. Khung chƣơng trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2008-2020 (đƣợc phê duyệt tại quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008. Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Bên cạnh đó, Luật Đê điều (2006), Luật Bảo vệ môi trƣờng (2013), Luật Tài nguyên nƣớc (2012), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật Đất đai (2013), Luật Tài nguyên khoáng sản (2010), Luật Thuỷ sản (2003), các văn bản pháp lệnh nhƣ: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi (2001); Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình khí tƣợng thuỷ văn (1994), Pháp lệnh về đê điều (1989), Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (1993), (cả hai đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2000) và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh cũng đề cập tới việc lồng ghép QLRRTT vào công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Theo quy định của các điều ƣớc quốc tế, để công tác phòng chống thiên tai (PCTT) có hiệu quả cần chú trọng một cách thích đáng đến cả các bƣớc của chu trình QLRRTT, đó là đánh giá, giám sát, cảnh báo rủi ro thiên tai, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai, chuẩn bị ứng phó, ứng phó khẩn cấp và tái thiết. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động PCTT ở Việt Nam chủ yếu chú trọng vào giai đoạn ứng phó và khắc phục hậu quả mà chƣa tập trung vào các giai đoạn còn lại. [60].

1.2.2.2 Chính sách của địa phương xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Cũng nhƣ các địa phƣơng khác, xã Y Can chủ yếu thực hiện các chính sách, các văn bản về ứng phó với thảm họa thiên tai, các hiện tựong thời tiết cực đoan từ cấp trên (huyện, tỉnh, trung ƣơng) gửi về xã.

Cấp quốc gia và cấp tỉnh có nhiều chính sách về biến đổi khí hậu đã đƣợc ban hành, đặc biệt cấp trung ƣơng các văn bản, kế hoạch, chƣơng trình đƣợc ban hành đầy đủ nhƣ: Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 2139/ QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ Tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu. Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về Khung hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phƣơng; Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2010 thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020) [52, tr4].

Nghị Quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng đảng (Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”. Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững gia đoạn 2011 – 2020. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tƣớng chính phủ Phê

15/01/2013 của Thủ tƣớng chính phủ Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và nhiều các văn bản của các ngành nhƣ Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thƣơng, Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội…

Tỉnh Yên Bái cũng đã có những chính sách về biến đổi khí hậu, tuy nhiên việc thực hiện chƣa hiệu quả. Hiện nay đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015 và các văn bản Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 3/3/2010 của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt đề Cƣơng nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Yên Bái. Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 về việc xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015”.[34].

Tại huyện Trấn Yên, từ cấp huyện đến cấp xã hầu nhƣ chƣa có chính sách nào cụ thể về biến đổi khí hậu, ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan mà chỉ có một vài chính sách về ứng phó với thiên tai. Việc thực thi các chính sách cấp trên (Trung ƣơng và cấp tỉnh) còn nhiều hạn chế.

Hàng năm, huyện Trấn Yên có dành một phần kinh phí ứng phó với thiên tai, kinh phí này thuộc kinh phí dự phòng khẩn cấp của huyện để khi các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra sẽ sử dụng cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp chứ không thực hiện các hoạt động phòng ngừa (nhƣ lập kế hoạch, tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức). Đồng thời, huyện có kiện toàn ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện, có các thành viên là trƣởng các phòng ban đơn vị cấp huyện, phó chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI CÁC HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DÂN Y

CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

2.1 Thực trạng hiện tƣợng thời tiết cực đoan và cảm nhận của ngƣời dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về hiện tƣợng thời tiết cực đoan Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về hiện tƣợng thời tiết cực đoan

2.1.1 Thực trạng hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Yên Bái chia ra nhiều Tiểu vùng khí hậu, Y Can thuộc tiểu vùng Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe: thuộc thung lũng sông Hồng dƣới chân hệ thống núi Hoàng Liên - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-24oC, lƣợng mƣa 1800- 2200mm/năm và là vùng có mƣa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.

Diễn biến về nhiệt độ

Trong 20 năm từ năm 1992 đến năm 2012 nhiệt độ bình quân tại Yên Bái là 23,2oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (từ 26,7oC – 26,8oC), trong đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)