Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng thời tiết cực đoan

2.3.2 Thực tế ứng phó của ngƣời dân trƣớc hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài

Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy ngƣời dân có nhiều cách ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài. Nhƣng các cách ngƣời dân chọn có sự không đồng đều. Giải pháp tối ƣu đựoc chọn nhiều nhất vẫn là khi mƣa lớn, mƣa kéo dài thì ngƣời dân ở nhà nghỉ ngơi không làm gì cả, có 44,7% ngƣời dân đồng tính với quan điểm này. Bởi họ cho rằng, mƣa lớn thƣờng xảy ra sấm sét gây ảnh huởng đến tính mạng con ngƣời. Hơn nữa, mƣa lớn đi làm cũng không có hiệu quả, vì có cấy cày hay gieo mạ, hay trồng cây trong thời tiết mƣa lớn cây cũng chết hết và không sinh trƣởng phát triển đƣợc.

Tuy nhiên, cũng có 39,6% ngƣời dân cho rằng vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó, nhƣng chấp nhận rủi ro khá lớn. Họ cho rằng, khi mƣa nhỏ thì vẫn lên

rừng làm cỏ, vẫn ra đồng cày ruộng, mặc dù ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣng vẫn phải làm vì không thể để ruộng mọc cỏ hoang suốt hàng tháng trời.

Thay đổi phƣơng thức sản xuất cũng là một giải pháp của nguời dân chọn để ứng phó với thời tiết mƣa nhiều, nhƣng chỉ có 12,1% ngƣời dân chọn phƣơng án này. Bởi đó là những hộ có đôi chút tiềm lực về kinh tế, họ cho thuê ruộng, cho thuê nƣơng và chuyển sang làm kinh doanh nhƣ nghề cơ khí, bán hàng tạp hóa.

Bảng 2.18: Thực tế ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài

Thực tế ứng phó với hiện tƣợng mƣa lớn, mƣa kéo dài Số lƣợng ngƣời Tỷ lệ(%)

Không làm gì, ở nhà nghỉ ngơi 88 44,7

Vẫn sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đó 78 39,6

Bỏ quê đi làm ăn nơi khác 7 3,6

Thay đổi nghề nghiệp, phƣơng thức sản xuất 24 12,1

Khác (xin ghi rõ)……. 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Cũng có một số hộ mạnh dạn đi tiên phong tìm ra cây trồng mới thích hợp với thời tiết mƣa nhiều… Nhƣng đa số là rất ít hộ, bởi rủi ro mà họ ơhải chấp nhận khi trồng những cây này cũng khá cao.

Trong quá trình điều tra thu thập thông tin, chúng tôi đã đƣợc ngƣời dân chia sẻ nhiều kinh nghiệm dân gian quan trọng, những kinh nghiệm này là bài học xƣơng máu của ngƣời dân từ ngàn đời xƣa để lại cho con cháu họ. Cứ thế lƣu truyền và chia sẻ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Khi đƣợc hỏi: Thực tế, sau những trận mƣa lớn, mƣa kéo dài thƣờng có nhiều thiên tai ập đến nhƣ lũ quét, lũ ống, lúc đó ngƣời dân ứng phó nhƣ thế nào?

Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, chị Nguyễn Thị M chia sẻ: Ngoài việc hàng ngày chúng tôi phải nghe bản tin dự báo của chính quyền phát ra rả trên loa thì chúng tôi còn dùng những kinh nghiệm dân gian để có cách ứng phó với mưa lũ. Sống bên sông nước quen rồi, nên mỗi khi mùa nước lên người dân thường có cách ứng phó trước hay còn gọi là tự mình làm dự báo. Mỗi khi mưa nhiều, mưa to

chúng tôi lại lo lắng tối tăm mặt mũi. Nhiều khi tự dự báo bằng cách phải ra tận sông để đo rồi có cách tính tóan. Nếu mức nước sông ở mực X thì dự báo trong đồng nước sông sẽ lên mực Y, cứ thế chúng tôi có phương pháp để ứng phó. Dự tính mức nước này sẽ vào đến đồng trong mấy giờ nữa bằng cách, đứng ở sông 1 giờ đồng hồ xem mực nuớc và dự tính sau 24 giờ nuớc sẽ vào đến đâu để thông báo cho mọi nhà có nguy cơ ngập chạy trước, nhà kia phải chạy sau. Đến mùa lũ chúng tôi khổ lắm, mọi người dân chúng tôi đều phải trong tư thế sẵn sàng.

Hoặc theo kinh nghiệm nhìn bọt nƣớc sông cũng có thể biết đựoc trên thƣợng nguồn đang có lũ. ng Triệu Đình K, nguyên Chủ tịch xã Y Can cho biết: Nhìn Nước sông càng nhiều bọt thì lũ càng lớn, nhìn nước sông có nhiều bọt thì khoảng 3 ngày sau sẽ có lũ về đến đây và nuớc dâng cao.

Một điều ngƣời dân vẫn băn khoăn và trăn trở là sau mƣa lũ, công việc khắc phục hậu quả rất khổ, mất nhiều thời gian và công sức... mất nhiều chi phí tốn kém. Rồi dịch bệnh với vật nuôi, với cây trồng... ngƣời dân nhiều khi bất lực với thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)