Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thốngtrong việc xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 103 - 108)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3 Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thốngtrong việc xây dựng mô

hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

đã tiến hành tìm hiểu, quan sát thực tế, phân tích qua bảng hỏi và nhận thấy ngƣời dân xã Y Can đều nhận thức đƣợc những tác động và ảnh hƣởng nặng nề của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Các tiểu hệ thống đã sẵn sàng tham gia xây dựng một cộng đồng an toàn, tuy nhiên mức độ tham gia của từng tiểu hệ thống là khác nhau. Chúng tôi tiến phỏng vấn ngƣời dân trong việc đánh giá của họ về việc mỗi ngƣời đều có thể tham gia xây dựng mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan theo nguồn lực của mình thông qua câu hỏi: “ ng/bà đánh giá nhƣ thế nào về nhận định sau đây: “Mỗi ngƣời dân đều có thể tham gia xây dựng mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan?”. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.4: Mức độ sẵn sàng tham gia của các tiểu hệ thống trong việc xây dựng mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Các tiểu hệ thống Hoàn toàn không đồng ý Ít đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Không biết, không trả lời Tổng Chính quyền địa phƣơng 0,0 5,1 44,2 48,7 2,0 100 Hộ gia đình 0,0 0,0 49,2 50,8 0,0 100 Nhà trƣờng 0,0 7,6 45,7 44,2 2,5 100 Các hiệp hội 0,0 5,1 44,7 45,2 5,0 100 Trạm y tế 0,0 13,7 45,7 35,5 5,1 100 Tổ chức tôn giáo, xã hội 0,0 4,6 44,7 50,7 0,0 100 Các tổ chức phi chính phủ 0,0 0,0 49,2 50,8 0,0 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng mô hình ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là vô cùng cần thiết. Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, hầu hết các tiểu hệ thống đều rất quan tâm và cho rằng, mọi lực lƣợng đều sẵn sang tham gia trong công cuộc ứng phó này. Có 50,8% hộ gia đình cho rằng ứng phó với

các hiện tựong thời tiết cực đoan là cần thiết và cần huy động mọi lực luợng. Cũng có tới 49,2% họ gia đình đồng tình với quan điểm đó.

Ngƣời dân cho rằng, trong những năm qua, các tổ chức phi chính phủ nhƣ tổ chức Tầm nhìn thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nguời dân ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan này. 50,8% ngƣời dân đồng tình với quan điểm đó. Bên cạnh đó, ngƣời dân cũng cho rằng, chính quyền địa phƣơng giữ một vài trò quan trọng, có 48,7% ngƣời dân rất đồng ý và 44,2% ngƣời dân đồng ý với việc này. Bởi, chính quyền xã Y Can chủ yếu thực hiện các chính sách, các văn bản cấp trên (huyện, tỉnh, trung ƣơng) gửi về xã. Cấp quốc gia và cấp tỉnh có nhiều chính sách về biến đổi khí hậu đã đƣợc ban hành, đặc biệt cấp trung ƣơng các văn bản, kế hoạch, chƣơng trình đƣợc ban hành đầy đủ.

Từ trƣớc đến nay, cùng với việc thực hiện chỉ đạo của Trung ƣơng, thành phố, huyện ủy đã ban hành văn bản có liên quan đến biến đổi khí hậu đó là Chƣơng trình hành động số 14 – CTr/HU ngày 30/8/2013 của Huyện ủy nhằm thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng đảng (Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”.

Hình 3.1: Chƣơng trình hành động của Huyện ủy Trấn Yên

Nhƣng cũng do nhiều khó khăn về kinh phí và nhân lực nên huyện chƣa có chính sách, chƣơng trình, dự án, kế hoạch hay phân bổ kinh phí cho các hoạt động biến đổi khí hậu nên cấp xã cũng chƣa có các chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu, hiện tƣợng thời tiết cực đoan.

Tuy nhiên, nằm trong sự khó khăn đó, mọi ngƣời dân đều cho rằng, cần huy động mọi nội lực, mọi dối tƣợng tham gia ứng phó với các hiện tƣợng thời tíêt cực đoan. Bởi đây là việc làm thíêt thực, góp phần nâng cao năng lực cho nguời dân trong công tác ứng phó với thảm họa thiên nhiên. Việc xây dựng mô hình là cực kỳ quan trọng và cần thiết, đó chính là mục tiêu và huớng tốt nhất trong việc đối phó với thiên tai.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn ngƣời dân chúng tôi nhận đựơc câu trả lời: Việc huy động tất cả cộng đồng chung tay ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan là vô cùng cần thiết và cấp bách. Chính sự ảnh hƣởng của hiện tuợng thời tiết cực đoan đã ảnh huởng rất lớn tới cuộc sống và sản xuất của nguời dân. Mất nhà cửa, mất hoa màu, mất tài sản vì thiên tai lũ lụt đã và đang hoành hành từng ngày từng giờ. Vì thế, mọi nguời dân cần ý thức việc chung tay ứng phó với hiện tƣợng này.

Điều đặc biệt, khi xây dựng chiến lƣợc ứng phó và huy động cộng đồng, các cấp lãnh đạo đã cân nhắc, thảo luận và lƣờng truớc những khó khăn thách thức. Những gì đựơc và mất, những gì sẽ có kết quả cho nguời dân để từ đó lên phƣơng án tối ƣu nhất. Tuy nhiên, công tác ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan còn chƣa thực sự đạt hiệu quả cao. Bởi nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn kinh tế để xây dựng các mô hình, mua trang thiết bị ứng phó và ngƣời dân còn thiếu nhiều kiến thức kỹ năng để đối phó với tác động nặng nề của hiện tƣợng thời tiết cực đoan. (Chị Trần Thị T, Phó Chủ tịch xã Y Can chia sẻ).

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ nguời dân đồng tình với quan điểm ít đồng ý cho các tiểu hệ thống tham gia ứng phó rất ít. Trong đó, có nhiều nhất 13.7% ngƣời dân ít đồng ý với việc trạm y tế tham gia ứng phó, còn lại đa số đều đồng tình trên các mức độ cần thiết và rất cần thiết khác nhau. Vì họ cho rằng, sự tham gia của nguời dân trong công cuộc ứng phó với hiện tuợng thời tiết cực đoan là việc sống còn với họ.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận đựoc sự chia sẻ của cán bộ xã Y Can: “Với vai trò là một ngƣời lãnh đạo xã, tôi rất mong muốn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm tạo điều kiện để nhân dân Yên Bái nói chung và ngƣời dân xã Y Can nói riêng có nguồn vốn để xây dựng những chiến lƣợc ứng phó với thảm họa thiên tai. Hơn nữa,

việc giao lƣu quốc tế, xin viện trợ từ nguồn nứoc ngoài là cần thiết, chính vì thế, cần xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ đủ hồng đủ chuyên có trình độ chuyên môn, đủ kỹ năng để tham gia giao lƣu quốc tế” – Chị Trần Thị Thu, Phó Bí thƣ thƣờng trực xã Y Can chia sẻ.

Cũng giống nhƣ các địa phƣơng khác của Việt nam, cơ cấu tổ chức của nhà nƣớc tƣơng đối chặt chẽ và đầy đủ từ cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp và và đến cấp thôn. Ngoài các cơ quan chính quyền, còn có các cơ quan Đảng, đoàn thể vã xã hội. Ở cấp huyện trở lên có các phòng ban, sở ngành, bộ, cục…còn ở cấp xã và cấp thôn thì có các cán bộ phụ trách, ngoài lãnh đạo chính quyền là chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã, cơ quan Đảng là Bí thƣ và Phó bí thƣ đảng ủy xã, các cơ quan đoàn thể có các cán bộ phụ trách nhƣ Chủ tịch Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi, Bí thƣ đoàn thanh niên, cán bộ mặt trận tổ quốc, cán bộ khuyến nông, cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách nông nghiệp, trƣởng công an xã, Chỉ huy trƣởng Ban chỉ huy quân sự xã (gọi tắt là Xã đội trƣởng), Trƣởng Trạm y tế xã. Ở cấp thôn cũng có đầy đủ các chức danh nhƣ Trƣởng thôn, Bí thƣ chi bộ thôn, cán bộ Mặt trận tổ quốc, chi hội trƣởng Phụ nữ, chi hội Trƣởng nông dân, chi hội Trƣởng hội cựu chiến binh, chi hội Trƣởng hội chữ thập đỏ, chi hội Trƣởng hội ngƣời cao tuổi, Công an viên, thôn đội trƣởng, bí thƣ đoàn thanh niên…Tuy nhiên ở trong địa bàn huyện Trấn Yên cũng nhƣ các xã trong đó có xã Y Can và các thôn đều chƣa có 1 cơ quan hay cán bộ nào phụ trách chuyên về biến đổi khí hậu mà chỉ có cơ quan hay cán bộ phụ trách về phòng chống thiên tai đó là Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã, cấp thôn có đội cứu hộ cứu nạn do thộn đội trƣởng phụ trách.

Do đó, nếu thực hiện các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu thì việc lồng ghép vào các cơ quan đơn vị, cán bộ phụ trách là tƣơng đối thuận lợi, tuy nhiên để làm đƣợc điều đó cần thiết lập ban, phân công cán bộ, giao nhiệm vụ về ứng phó biến đổi khí hậu một cách cụ thể, ngoài ra cung cấp kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Để làm đƣợc điều này cần có sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng, thay đổi nhận thức của lãnh đạo địa phƣơng.

Trên cơ sở đó, cùng với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm trên cộng đồng xã Y Can, chúng tôi đánh giá cao về mức độ sẵn sàng của các hệ thống trong cộng đồng trong xây dựng cộng mô hình cộng đồng ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Có thể thấy từ nhận thức tới hành vi của các tiểu hệ thống đều hƣớng đến mục tiêu ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Nhƣ vậy, để xây dựng cộng đồng an toàn xã Y Can nhà nghiên cứu cần giúp các tiểu hệ thống chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc tham gia vào việc xây dựng mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan, khi tất cả các hệ thống đã sẵn sàng cần duy trì tâm thế đó của họ để công việc đạt kết quả cao. Đồng thời nhân viên công tác xã hội cần cho họ thấy vai trò của việc liên kết các tiểu hệ thống nhằm mục đích đƣa mô hình ứng phó với hiện tƣợng thời tiết cực đoan của xã trở thành mô hình đầu tiên của huyện Trấn Yên khi đi vào hoạt động có hiệu quả từ đó nhân rộng mô hình đến các địa phƣơng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( Nghiên cứu tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) (Trang 103 - 108)