3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã vận dụng quan điểm nghiên cứu về CDCCKT NN đã được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu. Các quan niệm chính được trình bày khái quát như sau:
CDCCKT NNlà quá trình chuyển dịch các nguồn lực trong nông nghiệp nhằm gia tăng sản lượng các ngành, trong đó các ngành có năng suất lao động cao hơn sẽ có tỉ trọng tăng và xu hướng chung đối với sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước là tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản phi lương thực, nhất là các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng khi thu nhập của dân cư tăng lên. CDCCKT NN là chuyển dịch toàn diện cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng [17, tr.61].
CDCC ngành trong NNlà sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và nhóm ngành trong nội bộ ngành NN. Xu hướng CDCC ngành NN hiện nay là hướng tới một nền NN hàng hóa, sản xuất thâm canh, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị.
Trong ngành trồng trọt, xu hướng độc canh cây lương thực đã được hạn chế dần, thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, có giá trị hàng hóa lớn.
Trong ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi về cơ cấu, những loại vật nuôi có giá trị dinh dưỡng tốt, phù hợp với những nhu cầu của thị trường được chú trọng phát triển[1, tr.18].
CDCC thành phần kinh tế trong NNchủ yếu diễn ra do sự tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó sự định hướng về mặt chính trị - xã hội có vai trò chủ yếu. Số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tương đương với số lượng các thành phần kinh tế tham gia trong nền kinh tế quốc dân[1, tr.18]
CDCC lãnh thổ trong NNlà xu thế đang diễn ra mạnh mẽ và được coi là xu hướng tất yếu để hình thành nên những vùng chuyên môn hóa có sự ổn định về phương hướng sản xuất, về quy mô, về đảm bảo chất lượng và hiệu quả xã hội[1, tr.19].