3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Tác động của biến đổi kinh tế nông nghiệp tới sinh kế
3.1.1. Sự thay đổi về lao động và nghề nghiệp
Biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung sẽ dẫn tới biến đổi cơ cấu lao động. Như đã phân tích ở trên, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lao động toàn huyện. Vì vậy, cơ cấu lao động trong nông nghiệp cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Theo niên giám thống kê năm 2012, tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế huyện Thoại Sơn có khoảng 119.620 người. Trong đó, lao động làm việc trong các ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Hinh3.1:Cơ cấu lao động huyện Thoại Sơn năm 2012
Lao động làm việc trong sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong tổng lao động làm việc trên địa bàn Huyện và đang có xu hướng giảm về tỷ trọng do quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2012, lao
Nông nghiệp 55% Thủy Sản 1% CN&TTCN 7% Xây dựng 5% Thương nghiệp 18% Vận tải 2% HĐ dịch vụ khác 10% Lao động khác 2%
động trong sản xuất nông nghiệp có khoảng 65.870 người, chiếm khoảng 55,07% tổng lao động.
Lao động làm việc trong ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động của huyện (0,03%lao động lâm nghiệp và 1,44 % trong tổng số lao động thủy sản).
Quá trình chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch của cơ cấu kinh tế huyện Thoại Sơn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện còn thấp, tính đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26,12% (tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động đạt 11,77%) là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn.
Hình 3.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế năm 2000 và 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2000 và 2010)
Trong giai đoạn nghiên cứu của luận văn, đi cùng với quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp và quá sự phát triển của mạng lưới cơ sở hạ tầng, khoảng cách địa lý giữa các vùng kinh tế - xã hội đã được thu hẹp, di cư lao động là một đặc trưng của biến động dân số ở Thoại Sơn. Mặc dù người lao động di cư khỏi địa phương là một hiện tượng phổ biến diễn ra nhưng chưa có một số liệu thống kê chính thức để thấy được qui mô và dạng thức di cư lao động hiện nay ở huyện. Theo cuộc khảo sát trong khuôn khổ đề tài QGTĐ.12.02, tính di động của dân cư huyện Thoại Sơn thể hiện qua việc có 8,71% số người được khảo sát có tình trạng cư trú tạm vắng. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị (9,62%) cao hơn nông thôn (7,29%). Bên cạnh đó, kết quả điều
tra cũng chỉ ra rằng tình trạng cư trú tạm vắng có tỷ lệ cao ở các hộ nghèo (12,94%) và hộ cận nghèo (19,09%); và trong ba dân tộc thì người Khmer có tỷ lệ tạm vắng cao nhất (11%). Bên cạnh đó, nơi ở hiện nay của những người tạm vắng chủ yếu là ở tỉnh khác (87,25%) và nước ngoài (2,94%). Con số tỷ lệ tạm vắng thể hiện thực trạng di cư lao động đang có chiều hướng gia tăng ở huyện Thoại Sơn. Có hai loại di cư lao động phân theo tính chất nghề nghiệp ở Thoại Sơn, đó là di cư lao động trong nông nghiệp và di cư lao động phi nông nghiệp. Di cư lao động trong nông nghiệp thường đi đến huyện khác (Tịnh Biên, Tri Tôn) trong tỉnh hay đến tỉnh khác (Kiên Giang). Trong khi đó di cư phi nông nghiệp thường đi đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ.Những người di cư từ Thoại Sơn đến các thành phố lớn chủ yếu đi học nghề, làm tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, hay đi giúp việc, bán hàng. Khi đã có công việc ổn định và có thu nhập, họ là những cầu nối cho những người ở Thoại Sơn không có việc làm di cư lao động đến nơi họ làm việc.
Bảng 3.1: Hộ - lao động trong độ tuổi lao động phân theo ngành kinh tế của huyện Thoại Sơn (thời điểm 01/07/2012)
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỉ lệ hộ (%) Lao động (người) Tỉ lệlao động (%) Tổng 42.493 100 119.620 100 Nông nghiệp 24.368 57,35 65.870 55,07 Lâm nghiệp 19 0,04 32 0,03 Thủy Sản 569 1,34 1.722 1,44 CN&TTCN 1.914 4,50 7.796 6,52 Xây dựng 1.622 3,82 5.932 4,96 Thương nghiệp 8.478 19,95 21.514 17,99 Vận tải 786 1,85 2.455 2,05 HĐ dịch vụ khác 3.924 9,23 11.557 9,66 Hộ khác 813 1,91 2.724 2,28
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn 2012
Theo kết quả khảo sát của học viên tại địa phương cho thấy số lượng ngành nghề tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. Ở mức độ những ngành nghề phụ được đánh giá tăng lên rất nhiều có một số ngành nghề nhưbuôn bán vật tư nông nghiệp, tạp hóa, bán hàng ăn/uống. Những hộ làm thêm các nghề như mở dịch vụ thể thao, âm nhạc tăng tương đối ít.
Nông nghiệp là nghề chính của người dân địa phương nơi đây, ngoài ra người dân còn làm thêm các nghề phụ để tăng thêm thu nhập cho gia đình, có thể vào thời gian nông nhàn hoặc gia đình có nhiều lao động họ tranh thủ ngoài làm các công việc phục vụ sản xuất nông nghiệp còn làm thêm các nghề khác. Trong khoảng thời gian 2007-2012, tỷ lệ lao động nông nghiệp đi làm nghề phụ tăng lên đến 24,5%, so với giai đoạn 2000-2005 là 21,3% và trước năm 2000 là 18.1%.