Mô hình nuôi cá Tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 88)

thị trấn Phú Hòa

Hình 3.15: Mô hình nuôi chim bồ câu tại xã Phú Thuận câu tại xã Phú Thuận

Hình 3.16: Phỏng vấn hộ gia đình có mô hình kinh tế mới mô hình kinh tế mới

3.1.5. Vệ sinh môi trường nông thôn

Theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt của người dân ở huyện Thoại Sơn, hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nước máy có đồng hồ riêng khá cao, chiếm tới 73,2%. Hộ sử dụng nước mưa là nguồn chính khoảng 27,8%; một số hộ dùng nước giếng đào (khoảng 13%). Trước năm 2000, người dân chủ yếu sử dụng nước sông, kênh, rạch thì hiện nay đa số đã chuyển sang dùng nước máy.Theo đánh giá của người dân, huyện đang gặp phải vấn đề về ô nhiễm nguồn nước. Có tới 67% người được hỏi có ý kiến cho rằng đây là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất. Cũng theo kết quả điều tra, 39,5% số người được hỏi cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm nguồn nước là do thuốc bảo vệ thực vật,15,6% cho rằng từ chất thải nông nghiệp, 6,3% cho rằng từ nước thải sinh hoạt. Tỷ lệ này cũng phản ánh nhận thức về môi trường của người dân Thoại Sơn khá cao.

3.2. Tính bền vững trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn Thoại Sơn

3.2.1. Một số hạn chế

Tuy có nhiều thành tựu nhưng sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn vấn thiếu tính ổn định, kém bền vững, còn mang nặng tính tự phát, các điều kiện an toàn thực phẩm chưa đảm bảo và bảo vệ môi trường chưa tốt, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thị trường có biến động. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm tuy có được nâng lên, nhưng chất lượng gạo cấp cao chưa cạnh tranh được với gạo Thái Lan và các nước trong khu vực; sản phẩm thủy sản nuôi trồng có chất lượng tiêu chuẩn quốc tế chỉ mới đạt 16% tổng sản lượng nuôi; các sản phẩm còn lại giá thành sản xuất còn cao, chất lượng còn thấp, sức cạnh tranh hàng hóa nông sản còn kém.

Cơ cấu kinh tế toàn huyện tuy có sự chuyển chuyển dịch rõ nét nhưng còn chậm và chưa ổn định: Khu vực nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ cao(hơn 50%), tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng chậm và chưa cân xứng với tiềm năng.Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tuy có chuyển dịch nhưng vẫn còn chậm, trồng trọt vẫn là chủ yếu và cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản chưa phát triển đúng với tiềm năng.

Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và sự biến động của giá cả thị trường, nhất là các câyrau, màu, cây công nghiệp hàng năm, chăn nuôi heo và gia cầm.

Sản lượng thủy sản nuôi tăng tuy nhiên còn rất chậm. Sản lượng khai thác thủy sản giảm do nguồn lợi thủy sản có xu hướng ngày càng cạn kiệt, do việc đánh bắt khai thác còn tùy tiện và chưa được xử lý triệt để.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trên diện rộng còn yếu, đặc biệt là khâu thu hoach và sau thu hoach. Các nhà máy chế biến rau quả đông lạnh còn hạn chế về số lượng, yếu kém về công nghệ chế biến nên đã ảnh hưởng đến chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Các đề tài khoa học chưa gắn liền với thực tiễn và thị trường.

Vệ sinh an toàn thực thẩm chưa được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động và giá lúa không ổn định gây khó khăn cho người nông dân, chi phí cao, lợi nhuận thấp [22].

3.2.2. Tính bền vững từ việc đắp đê ngăn lũ trong sản xuất nông nghiệp

Có thể nói, lũ là hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng năm trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Lũ làm mất mùa, giảm năng suất, làm ảnh hưởng tới sinh kế và các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân. Và chính quyền cùng người dân trong vùng đã tìm ra giải pháp là quản lý tài nguyên nước ở quy mô lớn để sản xuất lúa vụ lúa thứ ba.

Những năm 1980, đã bắt đầu hình thành một mạng lưới kênh rạch đã cho phép mở rộng canh tác hai vụ lúa. Đến năm 1990, với nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới và hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hà Lan hệ thống đê bao được xây dựng cao hơn để ngăn lũ trong mùa cao điểm từ tháng 10 đến tháng 11. Từ đó, người dân đã có thể canh tác vụ lúa thứ 3 “thu – đông”.

Nhờ trồng lúa vụ hai và vụ ba, sản lượng lúa tăng vượt bậc, và nhờ đó đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Vụ thu – đông có xu hướng được mở rộng do giá gạo trái mùa từ vụ 3 tăng cao (0,38 USD/kg vào năm 2011).

Tuy nhiên, lũ cũng mang lại những lợi ích nhất định, đó là cung cấp nguồn lợi thủy sản dồi dào, bồi đắp phù sa cho vùng châu thổ làm tăng sản lượng nông nghiệp cho các vụ mùa sản xuất, rửa mặn phèn và độc chất tích tụ ở những vùng trũng. Việc xây dựng các đê bao đã dẫn đến tăng bồi lắng phù sa trong lòng sông, làm lòng sông nâng cao tại các vùng đồng lũ và làm gia tăng nguy cơ lũ lụt, việc ngăn lũtràn vào đồng ruộng đã làm chuyển lũ tới các khu dân cư gần đê. Bên cạnh đó, ngăn lũ đã cắt đi nguồn cung cấp phù sa giàu dinh dưỡng, vì thế người dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn, việc sử dụng tăng lượng phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu để cho lúa tăng trưởng nhanh sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Việc ngăn lũ cũng làm giảm năng lực điều tiết nước ngầm và tích trữ nước mặt của vùng. Những thay đổi này sẽ làm giảm dòng chảy cơ bản của các dòng sông và có thể sẽ dẫn đến việc gia tăng xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô.

Xét về hiệu quả kinh tế, tuy sản lượng lúa tăng đáng kể do sản xuất tăng vụ, điều này có đóng góp rất lớn đối với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, số lần sử dụng đất tăng lên quá mức sẽ làm cho đất bị bạc màu và không có thời gian phục hồi, cộng với chi phí sản xuất chăm bón ngày càng tăng thì hiệu quả kinh tế của việc tăng hệ suất sử dụng đất là không cao. Đặc biệt, việc gây ra ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính bền vững của môi trường sinh thái.

Chính vì vậy, bên cạnh các biện pháp như bao đê chống lũ thì việc “Sống chung với lũ” là biện pháp phát triển bền vững nhất cho ngành nông nghiệp của huyện. Tận dụng lợi thế và hạn chế tác hại của lũ để sản xuất là rất cần thiết. Nhà nước cần có sự hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân trong mùa nước lũ để tăng thu nhập.

Đề án 31 của tỉnh An Giang thực hiện đã giải quyết việc làm cho dân nghèo mưu sinh trong mùa nước lũ với việc xét cấp cho hộ nghèo các phương tiện kiếm sống nhưxuồng, tay lưới, bình lọc nước, máy gặt…Từ những phương tiện này, người nông dân có thêm thu nhập từ giăng lưới, bắt ốc, hái bông điên điển,… Dự án 31 tỉnh An Giang cũng đã có rất nhiều chính sách cho hộ nghèo vay vốn để thực hiện những mô hình nuôi cá các loại, nuôi tôm, lươn, ếch, bò dê…đánh bắt thủy sản, trồng sen, nhút, nấm rơm,…giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Và lợi nhuận từ việc thực hiện các mô hình trên đều được các hộ nông dân đánh giá cao hơn trồng lúa.

3.2.3. Tính bền vững của sản xuất lúa ba vụ

“Canh tác lúa 3 vụ/năm là kiểu canh tác không những còn mới đối với ta mà lại còn rất mới đối với thế giới. Những nghiên cứu và bài học về tác động của kiểu canh tác lúa liên tục nhiều vụ/năm đến môi trường, đến khía cạnh kinh tế và xã hội còn rất ít. Tuy rằng kiểu canh tác này trước mắt có làm tăng thêm sản lượng lúa, tạo công ăn việc làm cho nông dân, nhưng cần có những nghiên cứu đồng bộ và dài hơi, đánh giá đúng mức những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của sản xuất và tính bền vững của môi trường”(*)

.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và bền vững của sản xuất lúa 3 vụ bao gồm:

*

- Sâu bệnh phát triển nhiều hơn do khoảng thời gian không có lúa trên đồng ngắn. Canh tác lúa 3 vụ sẽ tạo cơ hội cho sâu bệnh sinh trưởng quanh năm và phát triển thành dịch. Việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều là nguy cơ ô nhiễm môi trường, nước, ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm và sức khỏe của người sản xuất.

- Đất không còn nhận được phù sa vì việc bao đê không cho nước nổi hay triều cường tràn vào đồng. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho lúa bây giờ hoàn toàn dựa vào nguồn phân bón, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nông sản.

- Ô nhiễm môi trường nặng hơn do hàng năm khi mùa nước tràn lên đồng ruộng sẽ không được rửa độc chất ra khỏi vùng sản xuất.

- Gây ngộ độc hữu cơ cho lúa vì việc canh tác lúa 3 vụ/năm có thời gian đất trống giữa các vụ trong năm rất ngắn. Sau khi thu hoạch lúa nông dân nhanh chóng cày vùi rơm rạ tươi vào đất rồi cho nước vào trục để xuống giống ngay cho kịp thời vụ. Rơm rạ tươi phân hủy trong nước, yếm khí sản sinh ra acid hữu cơ gây ra ngộ độc cho rễ lúa. Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ bị chết đen hay làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của lúa (Nguyễn Bảo Vệ, 2000). Bên cạnh đó, canh tác lúa nhiều vụ trong năm theo kiểu 3 vụ làm cho nông dân không có thời gian để cày ải phơi đất, đất bị ẩm ướt hầu như quanh năm và luôn ở trạng thái khử.

- Giảm nguồn lợi thủy sản do trước đây, hàng năm vào mùa nước nổi, cá theo nước đổ về ruộng lúa tìm thức ăn, cung cấp một lượng thủy sản rất lớn. Chính vì vậy, mô hình nuôi cá chân ruộng rất phổ biến. Nhưng từ khi nông dân bao đê 3 vụ, cá không có cơ hội lên đồng ruộng. Mặt khác, cá lên đồng ruộng bị thiệt hại bởi thuốc bảo vệ thực vật và thiếu thức ăn.

- Sức sản xuất của nông dân giảm do trong quá trình sản xuất, người nông dân cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa phương tiện sản xuất, chuẩn bị giống và sửa soạn đất tốt cho lúa chính vụ. Khi canh tác lúa liên tục, người nông dân không có đủ thời gian để chuẩn bị, ảnh hưởng đến sức sản xuất của nông dân.

- Lúa vụ 3 có hiệu quả kinh tế thấp do được canh tác trong điều kiện tự nhiên rất bất lợi như mây nhiều, thiếu nắng, mưa nhiều, gió nhiều, sâu bệnh nhiều… dẫn đến năng xuất lúa giảm theo thời gian.

3.3. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Thoại Sơn và phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020, đất trồng lúa được bảo vệ về diện tích, đặc biệt là diện tích đất chuyên trồng lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong thời gian tới đây, cây lúa vẫn tiếp tục có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế xã hội của huyện, ngoài việc sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng tại chỗ, còn phục vụ cho xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, sẽ giảm một diện tích nhỏ để chuyển sang đất công nghiệp, đất cơ sở hạ tầng và đất ở.Diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng cây lâu năm và diện tích đất rừng phòng hộ giảm để chuyển sang các đất khác như nuôi trồng thủy sản, đất ở, đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…Do đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sẽ tăng lên từ việc giảm diện tích các loại đất trên.Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành nông nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Qui hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn đến năm 2020 đã được xây dựng trên quan điểm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, và Qui hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang. Trên cơ sở đảm bảo phát triển nền kinh tế đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường sinh thái.

Bố trí sử dụng đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới, nhìn chung các loại đất chính trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp Huyện đều có sự biến động, giảm sang các mục đích chuyên dùng. Việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sản xuất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch sẽ góp phần tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh ổn định, ưu tiên cho các loại hình sản xuất chiếm ưu thế như mô hình lúa - tôm, lúa - cá kết hợp, nuôi trồng thuỷ sản.

Trên cơ sở mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng sản phẩm hàng hoá chất lượng cao cho thị trường và xuất khẩu nên trong thời gian tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn nên giữ tỷ trọng cao trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thoại Sơn đến năm 2020(*).Dự báo tỷ trọng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên của Huyện trong thời gian tới có sự chuyển dịch không lớn. Đến năm 2020 đất nông nghiệp huyện chiếm 86% (giảm 2% so với năm 2010).

3.3.2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Ngành trồng trọt

Từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, sản phẩm, phát huy lợi thế của từng tiểu vùng của huyện; Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn (trên các cánh đồng mẫu lớn), tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của vùng. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, và thích ứng với biến đổi khí hậu; Chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả.

Ổn định diện tích canh tác lúa; xây dựng các vùng chuyên canh lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)