3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Tác động của biến đổi kinh tế nông nghiệp tới sinh kế
3.1.2. Các hoạt động kinh tế hộ gia đình
Theo kết quả điều tra một số xã, thị trấn ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang diện tích đất trồng lúa hiện có của hộ gia đình như trong bảng sau:
Bảng3.2: Diện tích đất trồng lúa hiện có của gia đình
Diện tích trồng lúa Tần số (người) Tần suất (%)
Không có 82 26.8 Dưới 1ha 44 14.4 Từ 1ha- <2 ha 76 24.8 Từ 2ha - <3 ha 41 13.4 Từ 3 ha - <4 ha 28 9.2 Trên 4 ha 35 11.4
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)
Diện tích đất trồng lúa của người dân ở địa phương tập trung từ 1ha đến dưới 2 ha chiếm (24.8%), dưới 1 ha có (14.4%), từ 2 ha đến dưới 3 ha là (13.4%), tỷ lệ hộ có diện tích trồng lúa trên 4 ha chiếm (11.4%), từ 3ha đến dưới 4 ha là (9.2%).Trong hơn 10 năm trở lại đây diện tích đất trồng lúa của người dân địa phương có tăng thêm chút ít nhưng không nhiều (10.5%), còn lại hầu hết cho biết diện tích đất trồng lúa không tăng thêm. Điều này cũng dễ hiểu bởi tài nguyên đất thì có hạn mà dân số lại tăng nhanh cùng với việc phân tách hộ. Cũng trong 10 năm trở lại đây, diện tích trồng các loại cây rau, màu khác không có sự biến động đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ảnh hưởng đến sở hữu đất nông nghiệp thông qua tích tụ ruộng đất và cơ giới hóa nông nghiệp. Việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp dẫn tới một số hộ gia đình có thể thuê hoặc mua thêm đất để trồng lúa.
Hộ gia đình không có điều kiện kinh tế thì thu hẹp sản xuất hoặc cho thuê đất nông nghiệp để đi làm thuê.
Về chăn nuôi hộ gia đình, nhìn chung người dân Thoại Sơn có nuôi đủ cả các loại gia súc, gia cầm: trâu, bò, gà, heo, vịt…trong đó heo nái, heo thịt, gà công nghiệp, gà mái đẻ được nuôi nhiều hơn cả. Bắt đầu từ trước năm 2000 đến nay, tỷ trọng chăn nuôi nói chung có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
Về ngư nghiệp, nhìn chung ngành này đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn và đời sống của người dân. Theo thống kê của huyện tính đến năm 2012, diện tích thuỷ sản năm 2012 là 339ha, đạt 67 % so với kế hoạch. Trong đó diện tích tôm260,8 ha, diện tích cá tra19,9 ha, diện tích cá tra bột58,21 ha và các loại thuỷ sản khác là 18,25 ha. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình có ao, đầm không nhiều thể hiện trong kết quả khảo sát về nuôi trồng thủy hải sản của học viên ở Thoại Sơn.
Bảng3.3: Diện tích ao, hồ, đầm của người dân địa phương
Diện tích Tần số (người) Tần suất (%)
Không có 284 92.8 0,05 ha 1 0.3 0,1 ha 1 0.3 1 ha 6 2.0 1,4 ha 1 0.3 1,5 ha 1 0.3 2 ha 11 3.6 5 ha 1 0.3
(Nguồn: kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)
Tỷ lệ hộ có 2 ha ao hồ, đầm chiếm (3,6%), 1 ha chiếm (2.0%), và một số hộ có các diện tích ao, hồ, đầm phân bố như bảng trên. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 8.8%số hộ có nuôi trồng thủy sản. Trong đó, hộ có nuôi trồng thủy sản sớm nhất là từ năm 1999, có hộ đến năm 2011 mới bắt đầu nuôi trồng thủy sản.
7000 kg/vụ/năm, mang lại giá trị từ 64 triệu đồng đến 350 triệu đồng/vụ/năm. Ngoài nuôi cá, người dân còn nuôi tôm, nhưng số lượng người nuôi không nhiều. Sản lương tôm thu được/vụ/năm thấp nhất có hộ 1000kg, cao nhất có hộ thu được 24.000kg và chủ yếu từ 2000kg đến 2500kg/vụ/năm. Giá trị từ tôm thu mua người dân bán được từ 250 triệu đồng đến 400 triệu đồng/vụ/năm. Chính giá trị từ nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu lớn cho người dân, nếu như thời tiết ổn định, giá trị thu mua cao cũng như giá cả thị trường không biến động…
Bảng 3.4: Loại hình nuôi trồng thủy sản của gia đình
Hình thức nuôi Tần số (người) Tần suất (%)
Nuôi lồng bè 0 0.0
Quảng canh 1 3.7
Bán thâm canh 1 3.7
Thâm canh 21 77.8
Nuôi công nghiệp 0 0.0
Khác 2 7.4
(Nguồn: kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)
Như bảng trên, loại hình nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình ở huyện Thoại Sơn phần lớn là thâm canh (77.8%), một số hộ nuôi bán thâm canh, quảng canh và hình thức khác. Nhìn chung, hoạt động sản xuất ngành thuỷ sản còn phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường. Gần đây do giá cả đầu vào tăng, giá đầu ra giảm mạnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, thu nhập của nhiều hộ khá bấp bênh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của môi trường, nguồn nước và dịch bệnh nên tỷ lệ rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản còn khá cao. Huyện cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường, công tác khuyến ngư, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản. Đồng thời cần nhanh chóng xử lý, ứng cứu kịp thời với những diễn biến xấu về môi trường và dịch bệnh.
Về thị trường bán sản phẩm nông nghiệp người dân bán tại nơi sản xuất là chính chiếm tới (49.3%), bán tại nhà (29.4%), chỉ một bộ phận rất nhỏ người dân bán lẻ tại chợ trong huyện, tỉnh hoặc bán lẻ ở chợ ngoài tỉnh.
Hình 3.3: Cơ cấu thị trường bán sản phẩm nông nghiệp
(Nguồn: kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)
Sản phẩm nông nghiệp của gia đình thường được bán cho thương lái trong tỉnh (ngoài huyện) là 32.7%; bán cho thương lái trong xã, huyện là 3.5%. Khoảng 20% số hộ được khảo sát cho biết có bán sản phẩm nông nghiệp cho thương lái ngoài tỉnh. Số hộ có liên kết với nhau hoặc doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp chiếm 35.0%. Điều này thể hiện nền kinh tế nông nghiệp của huyện chưa phát triển ở trình độ cao.
Đi đôi với các sản phẩm nông nghiệp là ngành công nghiệp chế biến. Sản phẩm của công nghiệp chế biến của huyện tương đối đa dạng, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và có hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ, chưa tập trung, khả năng liên kết để mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ (đặc biệt là thị trường xuất khẩu) còn nhiều hạn chế. Lao động phần lớn chưa được đào tạo tại các trung tâm hay trường dạy nghề mà chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc truyền nghề tại chỗ nên năng suất lao động chưa cao, ý thức kỹ thuật về an toàn lao động của người lao động còn thấp.
Nhìn chung, tác động của chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến lao động địa phương là khá lớn, thể hiện rõ nhất là việc làm thêm các nghề phụ và mở dịch vụ buôn bán. Bán tại nơi sản xuất 49% Bán tại nhà 30% Mang đi bán lẻ 13% Khác 8%
Bảng3.5: Thực trạng số hộ làm dịch vụ buôn bán so với trước năm 2000 (%) Dịch vụ Tăng nhiều Tăng ít Không thay đổi Giảm ít Giảm rất nhiều Không ý kiến Cho thuê máy móc Nông
nghiệp 5,2 12,4 8,2 1,3 1,0 71,9
Sửa chữa cơ khí, sản xuất 4,6 16,3 3,9 0,3 0,0 74,9
Dịch vụ xay xát 5,9 16,3 3,6 0,0 0,0 74,2
Chế biến sản phẩm nông
nghiệp 1,3 16,0 7,5 0,0 0,0 75,2
Dịch vụ vận chuyển/ bốc
xếp (xe, thuyền) 7,2 17,3 2,3 0,0 0,0 73,3
Cửa hàng buôn bán vật tư
nông nghiệp 14,7 13,7 1,0 0,0 0,0 70,6
Cửa hàng bán sản phẩm
công nghiệp, đồ tiêu dùng 11,8 12,4 1,6 0,3 0,0 73,9
Bán hàng tạp hóa 20,9 10,5 0,0 0,0 0,0 68,6
Mở đại lý điện thoại 10,8 7,5 2,6 3,6 4,2 71,3
Bán hàng ăn/uông/bia 21,6 7,5 0,3 0,0 0,7 69,9
May mặc 5,2 16,3 1,0 3,6 1,0 72,9
Các hoạt động dịch vụ (cắt,
uốn, sấy tóc) 8,2 16,7 0,7 0,3 0,0 74,1
Cầm đồ 6,5 17,0 2,0 0,0 0,0 74,5
Bảo vệ/trông xe… 2,9 15,0 6,5 0,0 0,0 75,6
(Nguồn: kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)
Theo bảng trên, những dịch vụ buôn bán tăng lên nhiều là bán hàng ăn/uống/bia (21,6%), bán hàng tạp hóa (20,9%), buôn bán vật tư nông nghiệp (14,7%);bán sản phẩm công nghiệp, đồ tiêu dùng (11,8%). Những dịch vụ buôn bán tăng lên ít như vận chuyển/ bốc xếp (xe, thuyền), cầm đồ…