Nông nghiệp huyện Thoại Sơn giai đoạn 1986-1990

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 52 - 57)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tình hình Nông nghiệp huyện Thoại Sơn qua các thời kì

2.3.1. Nông nghiệp huyện Thoại Sơn giai đoạn 1986-1990

Thoại sơn là một huyện sản xuất nông nghiệp thuộc vùng tứ giác Long Xuyên, đất đai khá màu mỡ, dân cư thưa. Tập quán xâm canh và quảng canh có ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức canh tác của nông dân. Từ năm 1979 – 1987, huyện Thoại Sơn là một trong những huyện yếu kém của tỉnh An Giang mà lương thực bình quân đầu người chỉ đạt 700kg/năm. Trong thời gian này, huyện Thoại Sơn luôn nằm trong danh sách phải nhận trợ cấp lương thực từ cấp trên bởi mỗi năm nông dân chỉ làm được 1 vụ lúa nổi.

Đến năm 1987 Đảng bộ tỉnh An Giang đã tập trung đổi mới tư duy về các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

Thời kỳ 1986-1990 là giai đoạn chuyển từ quản lý nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng từ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang cung cách quản lý mới: kế hoạch hướng dẫn, tự chủ sản xuất, tự do lưu thông đi đến kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Nông nghiệp được xác định là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Tư tưởng này được gọi là “tư tưởng tam nông” hay “chính sách tam nông” của tỉnh An Giang.

Tháng 12/1986 UBND tỉnh An Giang có Chỉ thị 49/CT-UB giải quyết hợp lý tư liệu sản xuất - máy móc của các tập đoàn máy nông nghiệp, nơi nào đã thanh toán sòng phẳng với chủ máy thì kiện toàn tổ chức đưa vào hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất, nơi nào chưa thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán thì giao máy lại cho chủ cũ - là người biết sử dụng, biết phát huy. Kết quả chủ trương này đã tạo sức bật mới, hầu hết khi nhận lại chủ máy sửa chữa và đưa vào hoạt động ngay. Cuối năm 1987 các tập đoàn máy cơ bản tự giải thể, nông dân huyện Thoại Sơn cũng mạnh dạn mua sắm máy nông nghiệp ngày càng nhiều, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương.

Trải qua một thời kỳ phân chia đất bình quân, sản xuất nông nghiệp đình đốn; xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở - hộ là đơn vị sản xuất, bởi vấn đề cốt tử đầu tiên là quyền tự chủ sản xuất của hộ nông dân, quyền tự chủ gắn liền với quyền sử dụng đất dài lâu và quyền quyết định sản xuất cây,

con gì phù hợp, hiệu quả; tháng 10/1988 UBND tỉnh An Giang ra Quyết định 303/QĐ-UB tôn trọng quyền sử dụng hợp pháp ruộng đất lâu dài và ổn định để phát huy năng lực sản xuất thực sự của người nông dân; và chủ trương cho các tập đoàn sản xuất chuyển sang làm dịch vụ (không thu công gián tiếp).

Do vấn đề đặt ra quá mới, nên hầu hết các HTX nông nghiệp kiểu cũ ở tỉnh An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng, tập đoàn sản xuất đã có, không thích ứng được và tự tan rã. Tương tự lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các HTX mua bán, HTX tín dụng đều giải thể do không thích ứng với cơ chế mới. Tuy nhiên, về phát triển kinh tế hộ, kết quả chủ trương này cũng đã khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ hoang hóa đất đai, những tiêu cực, cũng như tránh được những bất công khác về lợi ích giữa những người nông dân với nhau. Từ đó, nông dân mạnh dạn đầu tư, thâm canh trên thửa ruộng của họ.

Đặc biệt, An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng đã sớm chuyển sang cơ chế thị trường; những năm 1981-1982 tỉnh chủ trương thực hiện theo 2 giá, ngoài giá trao đổi vật tư với nhà nước (giá bao cấp) còn có thêm giá thỏa thuận. Thời kỳ 1982-1986 chủ trương thực hiện hợp đồng kinh tế 2 chiều, gồm giá trong nghĩa vụ (1 kg urê = 4 kg lúa; 1 lít xăng = 8 kg lúa...) và giá khuyến khích. Từ năm 1987 trở đi, tỉnh mạnh dạn chủ trương thực hiện cơ chế một giá (giá thị trường), sản phẩm nông dân làm ra, nhưng phần nghĩa vụ thì được tự do bán hoặc bán theo giá thỏa thuận, tức là Nhà nước bán vật tư cho nông dân theo giá kinh doanh, Nhà nước mua lương thực, nông sản của nông dân theo giá thỏa thuận.

Trong giai đoạn này, thủy lợi là một trong số những “kỳ tích” của An Giang do thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cơ sở của việc thực hiện là yếu tố lợi ích. Theo chủ trương chung của tỉnh An Giang, kênh cấp 1 là những con kênh lớn, đầu nguồn và kênh cấp 2 đưa về các vùng do Nhà nước đảm trách. Kênh cấp 3 và kênh nội đồng do nhân dân xã, ấp tự làm. Và việc đưa nước về ruộng của các hộ là do nông dân tự lo.*

Ở Thoại Sơn, việc đào kênh nội đồng lúc đầu được huy động từ sức dân với việc tính ngày lao động công ích về sau sử dụng máy đào. Người dân trong độ tuổi lao động được quy định phải đóng góp 30 ngày công lao động

*

để làm công tác thủy lợi. Tuy nhiên, do cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, sản xuất theo kế hoạch và tập thể nên giá thu mua không là động lực khuyến khích người dân tăng gia sản xuất. Những nông dân có lúa nhiều không bán cho Nhà nước sẽ bị kiểm kê và tịch thu. Trong giai đoạn này, theo sau các chính sách khoán 10 và khoán 100, khi chính sách Đổi Mới bắt đầu thì ở Thoại Sơn, nông dân bắt đầu có động lực sản xuất. Việc đào kênh cấp 2 để rửa phèn được người dân đồng tình và chia sẻ. Do ảnh hưởng của chính sách bình quân hóa ruộng đất, ruộng đất được chia cho cả những người không làm ruộng (những người buôn bán hay làm dịch vụ) nên khi thực hiện việc huy động sức dân trong việc đào kênh cũng gặp nhiều khó khăn. Những hộ nông dân sản xuất thỏa thuận với những hộ có đất nhưng không sản xuất để mướn đất sản xuất. Chi phí đào kênh được chia bình quân theo công đất và do nhân dân đóng góp. Cái lợi của người dân là có nước để sản xuất lúa quanh năm. Đến năm 1990, huyện Thoại Sơn hoàn thành kế hoạch chuyển vụ 100% diện tích.

Đối với trồng trọt, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu có xu hướng tăng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng, diện tích lúa đông xuân năm 1990 tăng 24.364 ha so với năm 1986, diện tích lúa hè thu năm 1990 tăng 25.907 ha so với năm 1986. Tuy nhiên, diện tích lúa mùa lại có xu hướng giảm mạnh từ 25.932 ha xuống còn 543ha năm 1990. Sở dĩ diện tích lúa mùa bị thu hẹp là bởi do thời gian trồng vào mùa nước nổi, sản lượng lúa thấp nên được thay thế bằng lúa thần nông.

Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày cũng bị thu hẹp dần. Thời điểm năm 1990 gần như bà con nông dân không trồng. Do bà con chưa có kinh nghiệm trồng và lợi nhuận còn thấp. Bên cạnh đó là do thiệt hại về lũ, thiên tai, sâu bệnh.

Bảng 2.4: Diện tích – năng suất – sản lượng cây lúa và cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn 1986 – 1990

(ĐVT: Diện tích: ha, Năng suất: tạ/ha, Sản lượng: tấn)

Năm

Cây trồng 1986 1987 1988 1989 1990

So sánh 1986-1990 Lúa Đông Xuân

Diện tích 8.114 8.180 8.047 13.285 32.478 24.364 Năng xuất 37,36 51,87 52,18 50,00 49,99 13 Sản lượng 30.312 42.430 41.990 66.425 162.350 132.038 Lúa Hè Thu Diện tích 8.643 8.169 12.708 33.050 34.550 25.907 Năng xuất 28,50 24,56 40,82 41,00 38,30 10 Sản lượng 24.630 20.060 51.857 135.505 132.326 107.696 Lúa vụ mùa Diện tích 25.932 27.736 23.827 2.529 534 -25.398 Năng xuất 7,86 10,63 5,81 9,89 9,36 2 Sản lượng 20.375 29.481 13.842 2.500 500 - 19.895

Cây đậu Xanh

Diện tích 181 493 40 10 -181 Năng xuất 8,01 9,70 9,00 12,00 -8 Sản lượng 145 478 36 12 -145 Cây đậu nành Diện tích 3 9 5 5 -3 Năng xuất 10,00 8,89 12,00 14,00 -10 Sản lượng 3 8 6 7 -3 Cây bắp Diện tích 35 115 73 30 4 -31 Năng xuất 15,14 12,00 15,07 20,00 22,50 7 Sản lượng 53 138 110 60 9 -44 Cây mía Diện tích 21 420 433 228 180 159 Năng xuất 421,90 361,10 349 420,00 432,94 11 Sản lượng 886 15.166 15.150 9.576 7.793 6.907 Cây mè Diện tích 28 10 6 -28 Năng xuất 3,21 6,00 5,00 -3 Sản lượng 9 6 3 -9

Bảng 2.5: Số lượng heo và bò huyện Thoại Sơn giai đoạn 1986 – 1990

Năm

Vật nuôi 1986 1987 1988 1989 1990

Đàn heo (con) 7.209 7.789 6.902 6.008 5.466 Đàn bò (con) 3.009 2.864 3.238 3.243 2.162

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang 1986, 1990

Bảng số liệu cho thấy, tình hình chăn nuôi trong giai đoạn này có xu hướng giảm. Đàn heotừ 7.209 con năm 1986 còn 5.466 năm 1990, đàn bòtừ 3.009 con năm 1986 xuống còn 2.162 năm 1990. Điều này cho thấy trong thời gian này, chăn nuôi chưa thực sự phát triển, cùng với dịch bệnh và điều kiện thời tiết do lũ gây ra đã kìm hãm sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Đối với thủy sản, thời kỳ này việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển, chủ yếu là nuôi cá lồng bè và đánh bắt tự nhiên. Bà con nông dân tận dụng mùa nước lũ, đón cá vào ruộng, ao hồ và nuôi. Giống từ tự nhiên, không tốn công chăm sóc, tuy nhiên năng suất lại không cao. Chủ yếu đánh bắt cá, tôm phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Trong giai đoạn này, Trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, chăn nuôi và thủy sản ít được đầu tư và chú trọng phát triển.

Nếu trước đây, người dân vùng Thoại Sơn có tập quán làm lúa mùa, chỉ cần cày xới vào tháng 2, tháng 3(Âm lịch), tháng 4 sạ lúa, mưa xuống, hạt giống tự nảy mầm và lớn lên theo mực nước dâng, không cần chăm bón; Thời gian lao động của nông dân chỉ đầu tư vào mảnh ruộng của mình khoảng 2 tháng, còn lại là thời gian nông nhàn. Tới giai đoạn này, tập quán sản xuất đã có những thay đổi lớn, số vụ lúa và sản lượng lúa trong năm tăng lên đáng kể. Tăng vụ lúa vừa cho thu hoạch, vừa giải quyết việc làm cho người nông dân, thu ngắn thời gian nông nhàn.

Tóm lại, trong giai đoạn này chăn nuôi và thủy sản chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đã manh nha phát triển, tạo nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo đúng hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)