Mô hình nuôi Tôm càng xanh tại xãPhú Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 83 - 85)

Trong những năm qua mô hình nuôi tôm đã cho thu nhập cao cho nông dân,bình quân mỗi ha sau 6 tháng nuôi tôm thu hoạch từ 0,8 - 1 tấn, lãi từ 25 - 30 triệu đồng, mô hình nuôi tôm cũng góp phần tạo việc làm cho người nghèo

trong huyện khoảng 3200 lao động và có thu nhập từ 15.000 đến 20.000 đ/ngày/người.

Mô hình nuôi cá chân ruộng

Trước đây, người dân huyện Thoại Sơn kết hợp nuôi cá với trồng lúa. Tuy nhiên, thời gian gần đây do sự ôm nhiễm môi trường nước trong sản xuất lúa quá nhiều (thuốc có, thuốc trừ sâu, phân bón,..) Cá bị nhiễm độc và chết nhiều. Do vậy, hiện tại mô hình này không còn nữa.

Mô hình trồng màu

Mô hình này đang được triển khai tại xã Bình Thành, mỗi năm người nông dân trồng 3 vụ màu với các loại cây trồng như rau muống, rau tai tượng, rau húng, cải ngọt, mướp, bầu, ngô, sung, dưa leo, dưa gang… Thường thì người nông dân không thuê lao động, tự gia đình trồng lấy công làm lãi. Vốn đầu tư cho các loại rau không nhiều (dưa leo khoảng 60 triệu Đồng/vụ). Hiệu quả kinh tế đối với đất của nhà vào khoảng 5 triệu/công đất/vụ, còn đất thuê thì mỗi công lãi được 2 triệu (phỏng vấn hộ gia đình). Ưu điểm của mô hình này là trồng màu ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, có đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, thời gian gieo trồng đến lúc thu hoạch ngắn nên bà con có thể trồng được nhiều vụ trong năm.

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt

Nuôi lươn là một trong những mô hình nằm trong nguồn kinh phí thuộc Chương trình nông thôn mới 2012 của tỉnh An Giang nói chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Đây là mô hình tương đối có hiệu quả giúp các hộ nông dân trong huyện nâng cao thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm.

Chi phí để xây dựng mô hình nuôi lươn không quá cao, kỹ thuật nuôi lươn cũng không quá khó đối với người nông dân. Theo điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân (5/2014) thì giá lươn giống vào khoảng 70.000đ/kg, thời gian nuôi tầm 6 tháng và tỷ lệ sống đạt khá cao - khoảng 80%.

Thức ăn cho lươn cũng dễ kiếm và rẻ là ốc bươu vàng (ốc được luộc sau đó lấy ruột rồi nghiền nhỏ). Ốc bươu vàng có giá 2.000đ/kgnhưng người nuôi thường tự đi bắt, nếu mỗi ngày bắt được khoảng 30-40kg thì một tháng

dư được 3 triệu. Trong quá trình nuôi không cho lươn đẻ vì sau khi đẻ lươn không phát triển, khó nuôi.

Khi lươn đủ điều kiện để thu hoạch, người nuôi lươn thường bán tại nhà, giá lươn có thể dao động từ 130.000đ/kg (lươn lớn, khoảng 4 con/kg) xuống 108.000đ/kg (lươn bé, khoảng 20-30 con/kg).Trừ chi phí, mỗi năm một hộ nuôi lươn trung bình lãi khoảng hơn 10 triệu đồng(tùy lượng vốn đầu tư).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)