3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
1.5. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế
Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nông thôn
Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông nghiệp. Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng nông thôn mới. Có thể nói rằng thành công của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn gắn
liền với thành công của phong trào Saemaul. Trong tiếng Hàn Saemaul là sự kết hợp của “Sae” có nghĩa là mới, “maul” có nghĩa là ngôi làng. “Saemaul” tạm gọi là Làng mới[62, tr.51].
Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc đã đem lại một diện mạo mới cho kinh tế Hàn Quốc. Thứ nhất, những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của phong trào Làng mới: “đầu tiên phải nói tới chính sách hiệu quả của chính phủ. Thứ hai, chính phủ hỗ trợ vật chất ở mức tối thiểu, chỉ hỗ trợ ưu tiên cho thôn, làng ưu tú đã khuyến khích cạnh tranh giữa các thôn, làng. Thứ ba, là sự nhận thức và tham gia tự giác của người dân trong cộng đồng là yếu tố không thế thiếu”-trích lời ông Shim Yun Jong – Hội trưởng trung ương Hội phong trào nông dân mới Hàn Quốc. Kết quả chỉ trong một thời gian thực hiện, Hàn Quốc đã giảm tỉ lệ nợ nước ngoài nhờ vào vào tiết kiệm chi tiêu và nâng cao gửi tiết kiệm. Giữa các địa phương phát triển cân bằng nhờ giao thông và thông tin liên lạc phát triển thông thương dễ dàng giữa các địa phương. Thu nhập của nông, ngư nghiệp tăng dần, sức mua trong nước tăng lên, tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc[44].
Một số kinh nghiệm rút ra từ sự thành công trong phát triển nông thôn mới ở Hàn Quốc đối với Việt Nam khi chúng ta bắt đầu xây dựng nông thôn mới:
- Lấy sức dân là chính, người dân tự đưa ra ý tưởng về quy hoạch, xây dựng, quản lý, sử dụng.
- Làm thí điểm diện hẹp và lựa chọn nơi nào làm tốt để làm hạt nhân phát triển tiếp theo.
- Tuyên truyền, kêu gọi người dân tinh thần đoàn kết, tự vươn lên, xóa bỏ tư tưởng thụ động, trông chờ và bằng lòng với những gì đang có. - Khen thưởng, khuyến khích kịp thời.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp. - Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng.
Chính sách xây dựng và phát triển nông thôn ở Trung Quốc:
Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông
nghiệp.Trung Quốc đã thi hành chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho
các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện nay Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở nông thônchiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Ấn Độ…Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch[53,tr.3].
Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc phát triển khu công
nghiệp công nghệ cao. Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới
nhất; công nghệ được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín, có khả năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (mỗi thôn có một sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của hơn 90 triệu hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. Trước mắt lục địa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia[53, tr.3].
Thứ ba,bài học“Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung
Quốc với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở
cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thôngtrở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương
thực. Để thực hiện được tiêu chí trên thì Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.” Định hướng hỗ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”.
Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% so với 2008. Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hỗ trợ 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn.
Chính sách tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp. Mặt khác, những khoản tiền thu được từ phát triển công nghiệp do lấy đất công nghiệp phải được chuyển về chính quyền nông thôn, xã để lo cho phát triển đời sống KT-XH của nhân dân[53,tr.3-4].
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến
nông và tăng quyền cho nông dân. Nội dung cốt lõi của chính sách này là
nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với công nghệ canh tác [53,tr.4].
Chính sách xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay ở Thái Lan:
Thứ nhất là, chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện
trợ giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây, .v..v… Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước
vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v…
Thứ hai là, chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước
nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Thứ ba là, mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của
nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm.Ở
đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp[53].
Tóm lại, chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một
loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ. Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương. Các chính sách ấy đã
kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại để từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới[53].