3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Tác động của biến đổi kinh tế nông nghiệp tới sinh kế
3.1.4. Các mô hình kinh tế mới
Sự xuất hiện các mô hình kinh tế mới có tác động không nhỏ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn. Mặt khác sự biến đổi kinh tế nông nghiệp cũng có những tác động làm xuất hiện các nhân tố mới. Ngoài trồng lúa, người dân đã kết hợp làm thêm các mô hình kinh tế mới để tăng thu nhập. Dưới đây là một số mô hình kinh tế mới được áp dụng trên địa bàn huyện Thoại Sơn trong những năm gần đây:
Mô hình lúa vụ 3
Từ năm 2000 thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cũng làm, huyện Thoại Sơn đã tích cực xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, với hệ thống đê bao khép kín đã phát triển sản xuất vụ 3 cho hơn 30 ngàn ha đất nông nghiệp, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đa dạng các loại hình sản xuất, tăng năng suất cây trồng…nên giá trị sản lượng ngành nông nghiệp của huyện luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Theo phỏng vấn thực tế người dân trên địa bàn huyện cho biết, kể từ khi làm lúa vụ 3, thu nhập của người nông dân được cải thiện đáng kể, vừa tăng năng suất và sản lượng lúa trong năm, vừa giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy năng suất vụ 3(vụ thu đông) có kém hơn so với vụ đông xuân chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha, nhưng do trái mùa, (nhiều nơi không trồng lúa vụ 3) nên lúa lại được giá bán cao hơn.Lúa vụ 3 không chỉ cải thiện đời sống cho người nông dân mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ tiêu dùng vào xuất khẩu.
Hình 3.6: Mô hình trồng lúa 3 vụ
Mô hình nuôi tôm càng xanh(một vụ lúa + 1 vụ tôm)
Xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn là nơi mà người nông dân đã đi tiên phong trong việc nuôi tôm trên ruộng lúa ở An Giang với diện tích nuôi tôm ban đầu là 3 ha (2000). Đến đầu năm 2004, toàn huyện Thoại Sơn có 222 hộ đăng ký nuôi tôm với diện tích 417,3ha và số lượng giống đăng ký 38.675.000 con giống. Diện tích thả nuôi là 405,8 ha với 209 hộ tập trung ở 4 xãPhú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Phú Hòa, tổng số lượng thả là 37.600.000 con giống*.
Hình 3.7: Mô hình nuôi Tôm càng xanh tại xã Phú Thuận
Trong những năm qua mô hình nuôi tôm đã cho thu nhập cao cho nông dân,bình quân mỗi ha sau 6 tháng nuôi tôm thu hoạch từ 0,8 - 1 tấn, lãi từ 25 - 30 triệu đồng, mô hình nuôi tôm cũng góp phần tạo việc làm cho người nghèo
trong huyện khoảng 3200 lao động và có thu nhập từ 15.000 đến 20.000 đ/ngày/người.
Mô hình nuôi cá chân ruộng
Trước đây, người dân huyện Thoại Sơn kết hợp nuôi cá với trồng lúa. Tuy nhiên, thời gian gần đây do sự ôm nhiễm môi trường nước trong sản xuất lúa quá nhiều (thuốc có, thuốc trừ sâu, phân bón,..) Cá bị nhiễm độc và chết nhiều. Do vậy, hiện tại mô hình này không còn nữa.
Mô hình trồng màu
Mô hình này đang được triển khai tại xã Bình Thành, mỗi năm người nông dân trồng 3 vụ màu với các loại cây trồng như rau muống, rau tai tượng, rau húng, cải ngọt, mướp, bầu, ngô, sung, dưa leo, dưa gang… Thường thì người nông dân không thuê lao động, tự gia đình trồng lấy công làm lãi. Vốn đầu tư cho các loại rau không nhiều (dưa leo khoảng 60 triệu Đồng/vụ). Hiệu quả kinh tế đối với đất của nhà vào khoảng 5 triệu/công đất/vụ, còn đất thuê thì mỗi công lãi được 2 triệu (phỏng vấn hộ gia đình). Ưu điểm của mô hình này là trồng màu ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, có đầu ra ổn định, lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, thời gian gieo trồng đến lúc thu hoạch ngắn nên bà con có thể trồng được nhiều vụ trong năm.
Mô hình nuôi lươn trong bể bạt
Nuôi lươn là một trong những mô hình nằm trong nguồn kinh phí thuộc Chương trình nông thôn mới 2012 của tỉnh An Giang nói chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Đây là mô hình tương đối có hiệu quả giúp các hộ nông dân trong huyện nâng cao thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm.
Chi phí để xây dựng mô hình nuôi lươn không quá cao, kỹ thuật nuôi lươn cũng không quá khó đối với người nông dân. Theo điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân (5/2014) thì giá lươn giống vào khoảng 70.000đ/kg, thời gian nuôi tầm 6 tháng và tỷ lệ sống đạt khá cao - khoảng 80%.
Thức ăn cho lươn cũng dễ kiếm và rẻ là ốc bươu vàng (ốc được luộc sau đó lấy ruột rồi nghiền nhỏ). Ốc bươu vàng có giá 2.000đ/kgnhưng người nuôi thường tự đi bắt, nếu mỗi ngày bắt được khoảng 30-40kg thì một tháng
dư được 3 triệu. Trong quá trình nuôi không cho lươn đẻ vì sau khi đẻ lươn không phát triển, khó nuôi.
Khi lươn đủ điều kiện để thu hoạch, người nuôi lươn thường bán tại nhà, giá lươn có thể dao động từ 130.000đ/kg (lươn lớn, khoảng 4 con/kg) xuống 108.000đ/kg (lươn bé, khoảng 20-30 con/kg).Trừ chi phí, mỗi năm một hộ nuôi lươn trung bình lãi khoảng hơn 10 triệu đồng(tùy lượng vốn đầu tư).
Hình 3.8: Mô hình trồng màu tại xã Bình Thành
Hình 3.9: Mô hình nuôi lươn tại xã Phú Thuận
Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt
Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt không đòi hỏi kỹ thuật quản lý cao.Nông dân có thể tận dụng khu vườn để tăng gia sản xuất.Tăng thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên do thời điểm thu hoạch cá đúng vào mùa nước – cá đồng nhiều giá cá nuôi bán ra không cao, nên nông dân không thu được
lợi nhuận cao. Chi phí thực hiện cho một bể bạt diện tích 20m2vào khoảng 9,5 triệu đồng. Với năng suất hiện tại vào khoảng 22kg/m2 cùng với giá bán 28 nghìn đồng/kg (thời điểm phỏng vấn, tháng 5/2014) thì tổng thu vào khoảng 12,3 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận đạt được trên một bể nuôi vào khoảng gần 3 triệu đồng trên một vụ nuôi.
Mô hình nuôi bò
Mô hình này có ưu điểm là bò dễ chăm sóc vì tận dụng được những khoảng đất trống của gia đình để chăn nuôi, giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho gia đình, chi phí chăm sóc rẻ. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là bò thường mắc các bệnh nhưtụ huyết trùng, lở mồm long móng… nên người nuôi cần phải có kiến thức nhất định về kỹ thuật chăn nuôi, vỗ béo và phòng trừ dịch bệnh, cứ 6 tháng phải tiêm vaccin để ngừa bệnh. Theo như phỏng vấn hộ gia đình anh Phan Ngọc Minh (Ấp Tân Phú, Xã Mỹ Phú Đông), gia đình anh nuôi 4 con bò với tiền đầu tư mua giống khoảng 16-17 triệu đồng một con. Thời gian nuôi khoảng khoảng 8 - 12 tháng là có thể bán, trừ hết chi phí lời khoảng hơn 10 triệu đồng, tuy nhiên rủi ro khá cao.
Mô hình trồng nấm rơm trong nhà
Với chi phí làm trại khoảng 23 – 24 triệu đồng trên diện tích 120m2
, năng suất bình quân đạt 1,6 – 1,7 kg/m2 mô, giá bán trung bình từ 50.000 - 60.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu được từ 3 – 3,5 triệu đồng/vụ(1,5 tháng). Thuận lợi của mô hình này là hiệu quả sản xuất cao, do chủ động được thời tiết, chăm sóc và thu hoạch dễ dàng, đặc biệt ít tốn nguồn nguyên liệu như cách trồng truyền thống ngoài trời do không sử dụng rơm áo. Mô hình dễ áp dụng cho quy mô hộ gia đình vì nguồn nguyên liệu rất dồi dào tại địa phương sau mỗi vụ thu hoạch lúa, dễ quản lý, chăm sóc, năng suất cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con lúc nông nhàn. Mô hình thích hợp với các hộ ít đất hoặc không có đất sản xuất. Việc gom rơm sau thu hoạch giúp vệ sinh đồng ruộng. Giá bán ổn định, có người đến tận nhà thu mua. Mô hình này ít tốn kém chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên do lúa được thu hoạch bằng máy nên rât khó gom rơm, người trông nấm phải đầu tư thêm kinh phí thuê mướn người gom rơm.Hiện nay, mô hình trồng nấm rơm được thực hiện phổ biến ở các hộ gia đình tại xã Vĩnh Trạch.
Hình 3.11: Mô hình nuôi bò (AGonline)
Hình 3.12: Mô hình trồng nấm rơm trong nhà
Một số mô hình khác
Trên địa bàn huyện gần đây cũng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới như: Mô hình nuôi chim bồ câu tại Xã Phú Thuận, mỗi tháng lãi khoảng 10 triệu đồng; Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học (balasa) tại TT Phú Hòa, lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng trên một cặp heo (cách nuôi thông thường chỉ lãi 2 triệu đồng/ cặp heo); Mô hình trồng hoa huệ tại xã Thoại Giang cho thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng.
Hình 3.13: Mô hình nuôi cá Tra Hình 3.14: Mô hình nuôi heo tại thị trấn Phú Hòa thị trấn Phú Hòa
Hình 3.15: Mô hình nuôi chim bồ câu tại xã Phú Thuận câu tại xã Phú Thuận
Hình 3.16: Phỏng vấn hộ gia đình có mô hình kinh tế mới mô hình kinh tế mới