Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 94 - 96)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Ngành trồng trọt

Từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả của ngành trên cơ sở đa dạng hóa cây trồng, sản phẩm, phát huy lợi thế của từng tiểu vùng của huyện; Thực hiện tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn (trên các cánh đồng mẫu lớn), tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của vùng. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, và thích ứng với biến đổi khí hậu; Chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả.

Ổn định diện tích canh tác lúa; xây dựng các vùng chuyên canh lúa hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, thúc đẩy nhanh thực hiện “cánh đồng liên kết”, “cánh đồng lớn”, cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch và ứng

*

dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới; xây dựng thương hiệu gạo cho huyện Thoại Sơn nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau màu an toàn; vùng sản xuất cây dược liệu; vùng chuyên sản xuất bắp lai; vùng trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò vỗ béo; vùng sản xuất hoa cây cảnh.

Ngành chăn nuôi

Tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi trong đó chủ lực là bò thịt, heo, gia cầm. Nhân rộng nhanh các mô hình hiệu quả về chăn nuôi heo tập trung, gà quy mô công nghiệp nhằm tạo khối lượng sản phẩm lớn. Phát triển chăn nuôi bò thịt ở các địa phương có điều kiện về thức ăn; chăn nuôi heo công nghiệp, bán công nghiệp. Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn theo hướng nạc, đàn bò lấy thịt. khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi hàng hóa tập trung theo phương thức công nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Cụ thể là từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xã trung tâm thành thị, khu dân cư tập trung. Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu từ con giống, chăm sóc, giết mổ, bảo quản, chế biến và tiếp thị thị trường; tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả, tính cạnh tranh và giá trị gia tăng cho ngành hàng. Cuối cùng, sản phẩm chăn nuôi phải đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ưu tiên phát triển sản phẩm chăn nuôi có tiểm năng về thị trường, sản phẩm mà huyện có lợi thế và khả năng cạnh tranh.

Ngành thủy sản

Ưu tiên ổn định nuôi trồng thủy sản, vượt qua khó khăn hiện nay để duy trì sản xuất, nhất là các sản phẩm chiến lược của huyện như: cá tra, cá basa, tôm càng xanh,… Phát riển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản với các hình thức, hệ thống và đối tượng phù hợp với mọi trình độ, vùng sinh thái, song ưu tiên cho nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và tập trung.

Từng bước chuyển dịch những mô hình nuôi có cấp kỹ thuật thấp sang mô hình áp dụng cấp kỹ thuật cao để tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.Hạn chế phát triển số lượng bè, tăng diện tích nuôi ao hầm và nuôi chân ruộng. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển các đối tượng chủ lực(cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, lươn,…). Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thực hiện nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch đã đặt ra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ đầu ra để điều chỉnh sản lượng và cơ cấu nuôi phù hợp nhằm đảm bảo cân đối cung cầu cùng với việc thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đối với khai thác thủy sản, nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật khai thác thủy sản nhằm bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, còn đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chuyên ngành, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản trên các kênh rạch chảy qua địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)