Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi huyện Thoại Sơn năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 64 - 66)

Theo giá cố định năm 1994

(triệu đồng)

Theo giá hiện hành (triệu đồng)

Gia súc 48.711 280.900

Gia cầm 5.358 15.602

Chăn nuôi khác 18.863 69.859

SP chăn nuôi thông qua giết thịt 22.080 80.000

Săn bắt, thuần dưỡng thú 420 750

Khấu hao đàn gia súc cơ bản 2.033 10.358

Tổng 97.465 457.469

Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong giai đoạn này cũng đã duy trì ổn định tốc độ phát triển trong tình hình còn nhiều khó khăn. Hệ thống giống gia súc, gia cầm bước đầu được hình thành, chất lượng nguồn giống ngày một nâng cao, quy trình công nghệ chăn nuôi đã được chú ý hơn. Đồng thời việc tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủy sản

Thoại Sơn là huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các huyện khác trong tỉnh, chiếm 30,6%. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh tập trung ở các huyện Châu Phú, Phú Tân, Long Xuyên và Chợ Mới.

Nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung có xu hướng phát triển. Đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy sản có 1.270 ha và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 55 nghìn tấn vào năm 2010, chiếm khoảng 6,2% của tỉnh An Giang. Trong đó, mô hình kết hợp nuôi cá tôm trên ruộng lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tận dụng mặt nước ao, mương để nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi ao hầm có khoảng 122 ha, nuôi chân ruộng có 394 ha, tập trung ở xã Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch và thị trấn Phú Hoà. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm càng xanh đã mang đến sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Huyện đã quy hoạch vùng nuôi tôm ở xã Phú Thuận. Đồng thời, mô hình nuôi cá tra theo hướng công nghiệp cũng có nhiều kết quả khả quan.

Tuy nhiên, đến năm 2012 do chi phí đầu tư cao, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn nên diện tích thả nuôi thủy sản giảm đáng kể so với năm trước. Tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh là 261ha, tổng sản lượng là 211 tấn. Cá tra ao đầm thả nuôi là 20ha*.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất ngành thuỷ sản còn phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường. Gần đây do giá cả đầu vào tăng, giá đầu ra giảm mạnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, thu nhập của nhiều hộ khá bấp bênh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của môi trường, nguồn nước và dịch bệnh nên tỷ lệ rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản còn khá cao. Ngành cần tiếp tục đẩy mạnh

*

công tác quan trắc môi trường, công tác khuyến ngư, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản. Đồng thời cần nhanh chóng xử lý, ứng cứu kịp thời với những diễn biến xấu về môi trường và dịch bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)