Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 93 - 94)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020, đất trồng lúa được bảo vệ về diện tích, đặc biệt là diện tích đất chuyên trồng lúa nước nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong thời gian tới đây, cây lúa vẫn tiếp tục có vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế xã hội của huyện, ngoài việc sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng tại chỗ, còn phục vụ cho xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, sẽ giảm một diện tích nhỏ để chuyển sang đất công nghiệp, đất cơ sở hạ tầng và đất ở.Diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất trồng cây lâu năm và diện tích đất rừng phòng hộ giảm để chuyển sang các đất khác như nuôi trồng thủy sản, đất ở, đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…Do đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sẽ tăng lên từ việc giảm diện tích các loại đất trên.Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển mới của ngành nông nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Qui hoạch sử dụng đất huyện Thoại Sơn đến năm 2020 đã được xây dựng trên quan điểm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, và Qui hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang. Trên cơ sở đảm bảo phát triển nền kinh tế đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường sinh thái.

Bố trí sử dụng đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới, nhìn chung các loại đất chính trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp Huyện đều có sự biến động, giảm sang các mục đích chuyên dùng. Việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích sản xuất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch sẽ góp phần tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh ổn định, ưu tiên cho các loại hình sản xuất chiếm ưu thế như mô hình lúa - tôm, lúa - cá kết hợp, nuôi trồng thuỷ sản.

Trên cơ sở mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng sản phẩm hàng hoá chất lượng cao cho thị trường và xuất khẩu nên trong thời gian tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn nên giữ tỷ trọng cao trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thoại Sơn đến năm 2020(*).Dự báo tỷ trọng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trong tổng diện tích tự nhiên của Huyện trong thời gian tới có sự chuyển dịch không lớn. Đến năm 2020 đất nông nghiệp huyện chiếm 86% (giảm 2% so với năm 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)