3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thoại Sơn cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Đông Bắc. Hướng Bắc giáp huyện Châu Thành, hướng Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An Giang. Hiện huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã với tổng số 74 đơn vị khu/ấp.
Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, tỉnh lộ 943 nối từ TP. Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, Thị trấn Núi Sập, Thị trấn Óc Eo đến huyện Tri Tôn dài 52 km và nối theo tỉnh lộ 948 đi Tịnh Biên và quốc lộ 1A đi Châu Đốc.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, Thoại Sơn đã đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến lộ, cầu nông thôn trong huyện đã được đầu tư xây dựng bằng bê tông nhựa hóa.Từ trung tâm huyện xe 4 bánh dễ dàng lưu thông thuận lợi đến các trung tâm xã, ấp với mặt đường rộng từ 2 - 3m, tải trọng 3 tấn với tổng chiều dài hơn 280km đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong hai mùa mưa nắng và mùa nước nổi.
Trong chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ TT. Sóc Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang)đến TT. Óc Eo, tuyến TP.Rạch Giá (Kiên Giang) - Thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Con đường này khi hoàn thành sẽ rút ngắn cự ly từ TP.Rạch Giá đến Thoại Sơn chỉ 25km và đến TP.Long Xuyên chỉ 50km. Tuyến Tỉnh lộ 943 đang được đầu tư nâng cấp cho 2 làn xe và cầu có tải trọng trên 25 tấn sẽ là yếu tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tếđịa phương theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực II, khu vực III lên.
Đường thủy có kênh Thoại Hà còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, nối sông Hậu tại Long Xuyên kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, chảy qua địa phận tỉnh Kiên Giang rồi đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá. Ngoài ra còn có nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho đất đai Thoại Sơn thêm màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Hình 2.1: Vị trí huyện Thoại Sơn trong vùng ĐBSCL (Ảnh: Google maps) (Ảnh: Google maps)
Địa hình
Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên có độ cao trung bình 1 – 3 m, nghiêng đều xuống giáp Kiên Giang, ngoài ra huyện còn có một số đồi núi thấp: núi Sập, núi Ba Thê. Kênh Thoại Hà và nhiều kênh rạch nhỏ khác đã chia địa hình huyện thành nhiều ô nhỏ, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Nhìn chung địa hình huyện Thoại Sơn không phức tạp, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như việc giao lưu với các khu vực khác. Toàn bộThoại Sơn thường xuyên nhận được một lượng nước ngọt từ các sông rạch nhờ dòng chảy tự nhiên.
Khí hậu
Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùavới nền nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27o C, tổng nhiệt độ hoạt động >10.000o C/năm, tổng số giờ nắng trung bình là 2521 giờ. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa khá lớn, trung bình trên 1000mm/năm chủ yếu vào mùa mưa.
Nói chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi theo không gian và thời gian.
Thủy văn
Thoại Sơn có hệ thống sông rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm. Sông Mê Công chảy qua An Giang phân thành hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu, chính các kênh rạch đã đưa nước từ sông Hậu đi vào huyện Thoại Sơn thông qua dòng chảy tự nhiên. Vì vậy, hàng năm Thoại Sơn cũng chịu ảnh hưởng của lũ, nguồn nước được sử dụng tốt trong nông nghiệp cũng như giao thông thủy. Hàng năm, trùng vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9,10), Thoại Sơn đón nhận con nước lũ và hình thành “mùa nước nổi”, trên địa bàn huyện có khỏang 80% diện tích tự nhiên bị ngập lũvới mức nước phổ biến từ 1 - 3m, thời gian ngập từ 2,5 – 5 tháng. Bên cạnh một số rủi ro thì mùa nước nổi cũng mang lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Lớp phủ thổ nhưỡng ở huyện Thoại Sơn khá đa dạng với nhiều loại đất: đất phù sa, đất cát phong hóa xen lẫn đất phèn, đất than bùn… Nhìn chung, đất đai ở Thoại Sơn khá màu mỡ, diện tích đất phù sa khá lớn thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực (lúa), một số cây màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả đất đai hiện có cần quan tâm giải quyết hai vấn đềlớn là: công tác thủy lợi đối phó với lũở những
vùng trũng và trồng thêm rừng ở vùng đồi núi tạo nguồn nước tưới vào mùa khô.
Tài nguyên nước
Nước mặt: Thoại Sơn là huyện thuộc An Giang - tỉnh đầu tiên thuộc lãnh thổ Việt Nam sử dụng nguồn nước ngọt vùng hạ lưu sông Mê Công. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước này vừa phục vụ tốt cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, vừa thuận lợi cho giao thông thủy. Việc sử dụng nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích cây trồng, các ngành, lĩnh vực sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nước còn có tác dụng cải tạo đất đai, khai hoang phục hóa, tháo chua rửa phèn. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có khoảng 80 % diện tích tự nhiên bị ngập lũ, nước ngập sâu trên 1m, thời gian kéo dài ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục.
Nước ngầm: theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nước ngầm của huyện khá dồi dào. Thời gian qua, nước ngầm được khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp (giếng khoan, nước khoáng Cô Tô…). Tuy nhiên, lượng nước ngầm khai thác, sử dụng chưa đáng kể so với tiềm năng và nhu cầu xã hội.
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện còn rất ít, chủ yếu ở Thị trấn Óc Eo với diện tích 187ha, trong đó rừng phòng hộ là 20ha, rừng đặc dụng 167ha, các cây trồng bao gồm: tràm, bạch đàn,… Động vật trong rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, cò, rắn… Nhìn chung, tài nguyên rừng huyện Thoại Sơn không còn nhiều. Vì vậy, cần phải có biện pháp chăm sóc, bảo vệ, trồng thêm rừng, khai thác rừng phải có kế hoạch.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Dân số huyện Thoại Sơn năm 2012 là 181.081 người[8], chiếm 8,41 % dân số tỉnh; mật độ dân số là 386 người/km2. Lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 110.000 lao động. Hàng năm
có thêm khoảng 3.500 – 4.000 lao động cần bố trí việc làm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhất là đối với những ngành nghề cần nhiều lao động. Ngoài ra, nông dân còn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, các loại cây trồng khác. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, làm việc theo mùa vụ nên thời gian nông nhànkhá lớn. Trình độ dân trí còn thấp, lao động có tay nghề còn thiếu, điều này hạn chếđến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường còn thiếu linh hoạt. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do tính chất thuần nông mang lại.
Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của huyện Thoại Sơn khá hoàn chỉnh nhưng chưa thật tốt, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, nhưng cũng đã phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất khác và sinh hoạt.
Hệ thống chính sách và thị trường
Các chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở Thoại Sơn như khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò; khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện; ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh…Nói chung, đã có hàng loạt các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với tình trạng độc canh cây lúa trước đây.
Thoại Sơn có hệ thống thủy bộ khá thuận tiện, dễ dàng giao thương với thành phố Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang và thành phố Cần Thơ – nơi có nhiều nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản. Ngoài ra, Thoại Sơn cùng với tỉnh An Giang đã xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu như: gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh…đến các nước ASEAN, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản….Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định, các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém trong khâu tiếp thị, dự báo thị trường. Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Muốn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cần phải đánh giá đúng đắn và kịp thời nhu
cầu của thị trường để quy hoạch những loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho nông dân.