Diện tích đất trồng lúa hiện có của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 73 - 74)

Diện tích trồng lúa Tần số (người) Tần suất (%)

Không có 82 26.8 Dưới 1ha 44 14.4 Từ 1ha- <2 ha 76 24.8 Từ 2ha - <3 ha 41 13.4 Từ 3 ha - <4 ha 28 9.2 Trên 4 ha 35 11.4

(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 5/2014 tại huyện Thoại Sơn, An Giang)

Diện tích đất trồng lúa của người dân ở địa phương tập trung từ 1ha đến dưới 2 ha chiếm (24.8%), dưới 1 ha có (14.4%), từ 2 ha đến dưới 3 ha là (13.4%), tỷ lệ hộ có diện tích trồng lúa trên 4 ha chiếm (11.4%), từ 3ha đến dưới 4 ha là (9.2%).Trong hơn 10 năm trở lại đây diện tích đất trồng lúa của người dân địa phương có tăng thêm chút ít nhưng không nhiều (10.5%), còn lại hầu hết cho biết diện tích đất trồng lúa không tăng thêm. Điều này cũng dễ hiểu bởi tài nguyên đất thì có hạn mà dân số lại tăng nhanh cùng với việc phân tách hộ. Cũng trong 10 năm trở lại đây, diện tích trồng các loại cây rau, màu khác không có sự biến động đáng kể. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ảnh hưởng đến sở hữu đất nông nghiệp thông qua tích tụ ruộng đất và cơ giới hóa nông nghiệp. Việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp dẫn tới một số hộ gia đình có thể thuê hoặc mua thêm đất để trồng lúa.

Hộ gia đình không có điều kiện kinh tế thì thu hẹp sản xuất hoặc cho thuê đất nông nghiệp để đi làm thuê.

Về chăn nuôi hộ gia đình, nhìn chung người dân Thoại Sơn có nuôi đủ cả các loại gia súc, gia cầm: trâu, bò, gà, heo, vịt…trong đó heo nái, heo thịt, gà công nghiệp, gà mái đẻ được nuôi nhiều hơn cả. Bắt đầu từ trước năm 2000 đến nay, tỷ trọng chăn nuôi nói chung có xu hướng tăng nhưng không ổn định.

Về ngư nghiệp, nhìn chung ngành này đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn và đời sống của người dân. Theo thống kê của huyện tính đến năm 2012, diện tích thuỷ sản năm 2012 là 339ha, đạt 67 % so với kế hoạch. Trong đó diện tích tôm260,8 ha, diện tích cá tra19,9 ha, diện tích cá tra bột58,21 ha và các loại thuỷ sản khác là 18,25 ha. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình có ao, đầm không nhiều thể hiện trong kết quả khảo sát về nuôi trồng thủy hải sản của học viên ở Thoại Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế nông nghiệp huyện thoại sơn, tỉnh an giang giai đoạn 1986 – 2012 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)