Quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền lợi người công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 30 - 32)

8. Bố cục luận văn

1.2.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền lợi người công nhân

Suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chr có mục đích là phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ Quốc và hạnh phúc của nhân dân. Trong Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 02/09/1945 Người trích dẫn Tuyên ngôn độ lập nước Mỹ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được”. Với cương vị là lãnh tụ của Đảng, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: Mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đem lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng hết sức tránh. Người tâm niệm: “Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Những nhu cầu và lợi ích thiết thực đó vẫn đang được đặt ra trong quá trình thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam khi chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay” [57, tr. 179].

Là chính đảng của giai cấp công nhân, đại diện duy nhất cho lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; là đảng sinh ra từ một dân tộc bị áp bức, từ phong trào yêu nước và phong trào công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam qua mỗi giai đoạn lịch sử đều đưa ra nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc (lợi ích căn bản lâu dài và lợi ích trực tiếp) lên hàng đầu. Chương trình tóm tắt của Đảng ta (năm 1930): “Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản... không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi giai cấp công nhân và nông dân cho giai cấp khác”. Báo cáo chính trị tại Đại hồi Đảng lần II (1951): Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là

một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.

Nghị quyết số 167/NQ-TW, BCH Trung ương Đảng ngày 21/09/1967 đề ra nhiệm vụ: “Phải hết sức chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức với khả năng của mình. Việc chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe của công nhân, viên chức hiện nay chủ yếu là thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ và chính sách đã ban hành, bổ sung hoặc sửa đổi những cái không hợp lí, giải quyết tốt vấn đề phân phối và vận động quần chúng tự tổ chức tốt đời sống của mình. Đảng và Nhà nước cần có nhiều biện pháp tích cực và thiết thực nhằm giải quyết tốt các vấn đề đó đồng thời phải đề cao vai trò làm chủ quần chúng để tự đảm đương lấy một phần. Phê phán nghiêm khắc những biểu hiện thiếu quan điểm giai cấp trong việc phục vụ đời sống công nhân, viên chức” [36].

Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) xác định: “Công đoàn cùng với Nhà nước chăm lo giải quyết các vấn đề thiết thực về đời sống, về phúc lợi tập thể, về điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi... đảm bảo những quyền lợi chính đáng của công nhân, viên chức...

Đại hội Đảng lần VI (1986) chủ trương tăng cường xây dựng các luật nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công nhân, vừa khuyến khích đầu tư phát triển, vừa hạn chế bất công xã hội. từng bước nhận thức rõ vai hơn về nhiều hình thức phân phối: theo lao động, theo nguồn vốn đóng góp vào sản xuất kinh doanh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra phương pháp xây dựng giai cấp công nhân: “Tổ chức tốt việc đào tạo và nâng cao học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân; khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo gắn liền với lao động, sản xuất, bảo đảm đến năm 2000 hầu hết công nhân đều có trình độ văn hóa từ phổ thông cơ sở trở lên, có kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tạo thêm việc làm, cải thiện điều kiện lao động” [38].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII (1986): “Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế thừa nhận trên thực tế còn có bóc

lột, sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)