Về việc làm, tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 54 - 56)

8. Bố cục luận văn

2.2. Nội dung các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi ngƣời công nhân trên

2.2.1. Về việc làm, tiền lương

Có lẽ việc làm và tiền lương được của người công nhân lao động luôn là những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm chú ý đối với người thiết kế thông điệp nên nó chiếm tới 30% tổng số các tác phẩm thông điệp về bảo vệ quyền lợi người lao động.

Để đưa ra những thông điệp bảo vệ việc làm và tiền lương người công nhân lao động trên truyền hình có phản ánh thực trạng đời sống của người công nhân lao động với những đồng lương ít ỏi, khả năng đáp ứng những chi phí sinh hoạt hàng ngày thấp cùng với những mỗi lo toan về cuộc sống thực tại. Đan xem giữa việc phản ánh thực trạng trên những người thiết kế chương trình có đưa ra những thông điệp về quyền lợi của người công nhân trong lao động và hưởng lương thông qua các quy định luật pháp của nhà nước, để thông qua đó công chúng công nhân có thể biết được quyền lợi của chính mình.

Truyền hình Quảng Ninh, tháng 10/2017 có tác phẩm Bữa cơm công nhân thời tăng giá có đoạn: Sau giá xăng và điện tăng thì cuộc sống của đa số công nhân càng thêm chật vật. Các chủ nhà trọ cũng mượn cớ để tăng giá phòng. Anh Nguyễn Văn Sơn, 38 tuổi, công nhân mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh cho biết tiền sinh hoạt hàng tháng của gia đình chị cũng tăng do giá cả ngoài chợ tăng liên tục. Lương cứng của vợ chồng anh cộng lại được hơn 7 triệu. Tiền nhà trọ, tiền điện, nước, học phí, sữa cho con... đã mất hơn 1 nửa số lương ấy. Nếu ốm đau hay gai đình ở quê có việc đột xuất thì phải vay mượn – anh Sơn than thở. Đồng lương ít ỏi mà chi phí sinh hoạt ngày một tăng nên thông thường bữa ăn của công nhân chỉ có rau. Vì vậy,

cần phải có những hành động thiết thực hơn để nâng cao chất lượng bữa ăn cho mỗi công nhân.

Cùng chung mối quan tâm trên truyền hình Quang Nam và truyền hình Bình Dương trong tác phẩm Tết của người công nhân tháng 2/2018 có đoạn: Với mức lương trung bình 3,5 triệu đồng/tháng chưa đủ lo chi phí sinh hoạt hằng ngày, nhiều công nhân phải dành tháng cuối lao vào những “đêm trắng” tăng ca triền miên để có thêm thu nhập, mong tích cóp thêm một khoản tiền đi xe, tiền mua quà cáp về sum họp cùng gia đình. Những đêm trắng tăng ca của người công nhân cũng đã được truyền hình Bình Dương ghi lại phản ánh một cách chân thực và cụ thể, với những lời bình: Một “đêm trắng” tăng ca để tích lũy tiền vè quê ăn tết bắt đầu từ 18 giờ sau khi kết thúc ca chính thức lúc 17 giờ. Khoảng thời gian trống giũa 2 ca làm việc, nhiều công nhân chỉ kịp lùa vài chén cơm đạm bạc gồm: đậu hũ chiên, rau muống luộc và mấy con cá khô để sau tiếp tục cho một ca làm việc mới kéo dài tới sáng hôm sau. Thời gian biểu đó được lặp đi lặp lại đều đặn trong cỡ một tháng để mong có một cái tết “ấm áp” có quà và có tiền về nuôi cha mẹ, con cái.

Những tác phẩm truyền hình trên cho thấy một thực trạng việc làm của người công nhân lao động đang làm việc quá sức và quá thời gian quy định của Bộ luật lao động. Tại điều 70, thời gian làm việc ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ, tùy theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. Điều 71 quy định: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc; người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Điều 72 quy định mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục); người lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần; trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người lao động phải được đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân mỗi tháng ít nhất là bốn ngày.

Theo quy định của luật lao động hiện nay thì các chủ thể doanh nghiệp được quyền căn cứ vào mức lương trên thị trường lao động để xác định mức lương theo từng vị trí, chức danh công việc làm cơ sở đẻ thương lượng, thỏa thuận với người

lao động. Trên cơ sở đó, trả lương theo hợp đồng thỏa ước lao động tập thể gắn với năng xuất và kết quả lao động. Tại điều 56, chương IV của Bộ luật lao động có quy định: “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn là một phần tích lũy tài sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính mức lương cho các loại lao động khác”. Tuy nhiên, với mức lương của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đưa ra thì người công nhân không thể sống nổi và hậu quả có thể dẫn đến các vụ tranh chấp lao động giữa người công nhân với các doanh nghiệp.

Với những tác phẩm phản ánh về đời sống của người công nhân gắn liền với việc làm, tiền lương truyền hình địa phương của các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương đã cung cấp cho công chúng có được cái nhìn khách quan, chân thực nhất về những vụ việc đang diễn ra. Đồng thời, đưa ra những thông điệp bảo vệ lợi ích của công nhân về việc làm, tiền lương để có có thể giải quyết những thắc mắc của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)