8. Bố cục luận văn
1.4. Một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng chƣơng trình truyền hình mang
1.4.2. Yêu cầu về hình thức thể hiện
Thứ nhất là yêu cầu về thể loại. Trong một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân, sử dụng nhiều thể loại khác nhau như: Tin, phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn... và mỗi thể loại có một thế mạnh riêng, có hình thức thể hiện riêng. Đòi hỏi người làm chương trình phải sắp xếp sử dụng các thể loại này một cách hợp lí.
Thứ hai là yêu cầu về hình ảnh. Khi nói đến truyền hình, yếu tố quan trọng hàng đầu là hình ảnh, vì nó trực tiếp tác động đến thị giác của người xem. Hình ảnh là kí hiệu thông tin riêng biệt của truyền hình, là dấu hiệu để phân biệt truyền hình với các thể loại khác. Hình ảnh trong chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh, để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng. Đó là nguyên tắc về khuân hình, cỡ cảnh, góc quay...
Một nội dung tốt, nếu thiếu hình ảnh tốt sẽ mất đi hiệu quả tuyên truyền, hiệu quả thông tin. Bố cục hình ảnh, chất lượng hình ảnh tốt sẽ đỡ được rất nhiều cho lời bình, và tạo hiệu quả cao trong cung cấp thông tin. Hình ảnh trong các tin, bài phải ăn khớp, xâu chuỗi của sự kiện và có logic hợp lí theo đúng trình tự của sự kiện.
Khuân hình phải đảm bảo sự trang trọng, sắc nét, không rung và tránh lặp đi lặp lai nhiều lần gây nhàm chán cho công chúng.
Thứ ba là yêu cầu về âm thanh: Âm thanh trong chương trình truyền hình bao gồm: âm thanh hiện trường; tiếng động ở trường quay và tiếng động hình hiệu, nhạc cắt.
Về âm thanh hiện trường - đây cũng là yêu cầu đối với các thể loại trong một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên các đài địa phương. Tiếng động của âm thanh và chân thực, sống động càng tạo được hiệu quả cao đối với người tiếp nhận. Trong âm thanh hiện trường có hai loại, thứ nhất là tiếng động tại hiện trường diễn ra sự kiện, thứ hai là âm thanh của người trả lời phỏng vấn, của phóng viên hiện giãn.
Đối với loại âm thanh thứ nhất đòi hỏi âm thanh phải chân thực, đúng bối cảnh sự kiện. Trong thời sự, không được sử dụng tiếng động giả, trong những trường hợp hết sức cần thiết, việc sử dụng tiếng động giả phải phù hợp với sự kiện và đảm bảo liền mạch.
Đối với loại tiếng động thứ hai, vì đây là tiếng động theo chú ý của người phóng viên, nên đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, trong đó âm thanh trước hết phải rõ ràng, ngôn ngữ phổ thông. Mỗi địa phương có một phương ngữ, âm riêng lên giọng phải phù hợp với địa phương đó. Một yêu cầu khác, đó là tiếng động của người dẫn, người trả lời phỏng vấn phải có tiết tấu nhanh, dứt khoát, và mạch lạc.
Về tiếng động ở trường quay: nếu như tiếng động ở hiện trường tạo sự chân thực, sinh động, tăng phần hấp dẫn cho sự kiện và cho thông tin thì tiếng động tại trường quay cũng khá quan trọng. Vì nó sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng để truyền tải đến người xem. Trong tiếng động của trường khoe cũng có hai loại tiếng động, đó là tiếng động của người dẫn chương trình và tiếng động của nhạc hiệu, nhạc khác trong mỗi bản tin thời sự.
Với những yêu cầu đặt ra như thế nào, âm thanh ở đây phải rõ ràng, rành mạch, đúng giọng phổ thông. Hiện nay trong chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân vẫn cơ bản là người dẫn chương trình đọc tất cả các tin
bài. Vì vậy dễ dẫn đến nhàm chán. Trong loại tiếng động này nên có nhiều giọng đọc, nhất là phóng viên, biên tập viên cần thể hiện các tác phẩm của mình. Soạn độc cũng góp phần tạo nên ý đồ, hiệu quả của nội dung tin bài.
Tiếng động hình hiệu, nhạc cắt: một chương trình có thời lượng dài, các thông tin được kết nối với nhau bằng lời dẫn của người dẫn chương trình. Tuy nhiên, quy trình này lặp đi lặp lại cũng gây nhàm chán. Vì vậy, ngoài người dẫn chương trình cần có những đoạn nhạc cắt hoặc hình xem để chuyển thông tin, chuyển nội dung.