Tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 86 - 87)

8. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng thông điệp

3.2.1. Tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện

hiện từng khâu trong sản xuất và phát hành các thông điệp

Như đã thấy, sự tác động đối với công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng về thông điệp bảo vệ quyền lợi công nhân là rất lớn, nên chỉ cần một sai sót có thể gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp, đình công giữa người lao động và chủ doanh nghiệp, tạo ra sự hoang mang trong xã hội, làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, việc tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện từng khâu trong sản xuất và phát hành các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương là rất cần thiết:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII (1986): “Để phát triển sức sản xuất cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của công nhân lao động...”. Quán triệt tinh thần đó, không chỉ những người làm công tác truyền thông bảo vệ quyền lợi người công nhân mà ngay cả những người làm truyền hình, những người tham gia thiết kế phát hành thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân cũng đã xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong việc phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ quyền và lợi ích của con người. Thông điệp vừa là tiếng nói của những người có trách nhiệm, lượng tâm trước những vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền lợi của người lao động nói chung và công chúng công nhân nói riêng. Hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện từng khâu trong sản xuất và phát hành thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân trên truyền hình sẽ giúp cho thông điệp thể hiện tinh thần của định hướng, bám sát vào mục tiêu truyền thông, và đặc biệt giúp cho các nhà hoạch định chính sách truyền thông có cái nhìn toàn diện, bao quát về quá trình sản xuất, từ đó, có những kế hoạch và biện pháp thích hợp tăng cường tính mục đích và hiệu quả thông tin, nhằm làm cho thông điệp nhận được sự ủng hộ tích cực của cả cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức và thực hiện từng khâu trong sản xuất và phát hành thông điệp còn mang ý nghĩa

thiết lập sự cân đối hài hòa giãu lực lượng các nhà chuyên môn về quản trị nhân lực và các nhà làm truyền hình trong việc cùng phối hợp thực hiện thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân trên truyền hình, đồng thời cũng thúc đẩy được sự hợp tác phối hợp nhịp nhàng trong các khâu từ nghiên cứu công chúng đến sản xuất, thử nghiệm và phát sóng thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân. Thực tế cho thấy là phải tiến hành giám sát và chỉ đạo ngay từ khâu tiến hành nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, tổ chức sản xuất, chiếu thử nghiệm, kiểm duyệt và phát sóng thông điệp, cũng như theo dõi thông tin phản hồi từ công chúng để có những biện pháp thích hợp và kịp thời.

Tăng cường hoạt động giám sát và chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện từng khâu trong sản xuất và phát hành các thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân trên truyền hình địa phương là nhằm tạo ra một hành lang thông thoáng, một chỗ dựa vững chắc cho hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản phẩm thông tin (thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân cho công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng), chứ không phải là gây trở ngại cho hoạt động ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)