Về an toàn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 59 - 62)

8. Bố cục luận văn

2.2. Nội dung các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi ngƣời công nhân trên

2.2.4. Về an toàn lao động

Xuất phát từ những diễn biến của tình hình tai nạn lao động của người công nhân trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát các bài đã được phát sóng trên truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương chúng tôi nhận thấy thời gia qua đã có 10% bài đưa ra thông điệp về vấn đề này.

Truyền hình Quảng Ninh tháng 5/2018 trong bài “Tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn tăng” có đưa tin về Hội nghị tổng kết chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bài tổng kết cho biết một số thông tin phản ánh tình trạng tai nạn lao động đang gia tăng tại các khu mỏ, khu công nghiệp, khu chế xuất: “Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh năm 2018 (các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) xảy ra 552 vụ tai nạn lao động làm 597 người bị tai nạn, trong đó: số vụ tai nạn lao động chết người là 25 vụ, số người chết là 26 người, số người bị thương nặng 338 người, số người bị thương nhẹ là 215 người”. Thông điệp mà bài viết muốn đưa ra trong chương trình mục tiêu là cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe lao động; nâng cao nhận thức, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo thân thể và tính mạng người lao động, tài sản nhà nước, tài sản doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững quốc gia. Cụ thể, trung bình hàng năm sẽ tiếp túc giảm 5% tần suất lao tai nạn lao động chết người trong ngành khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện...., tăng 5% số cơ sở khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Nhìn chung, tác phẩm truyền hình cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho người xem truyền hình về tình hình an toàn lao động tại Quảng Ninh hiện nay.

Cũng đưa ra những thông điệp về an toàn lao động truyền hình Bình Dương thời gian qua đã có những tác phẩm truyền hình đưa tới công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng thông điệp về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người công nhân lao động. Cụ thể, tháng 2/2018 truyền hình Bình Dương có đưa tin về vụ việc hàng trăm công nhân nhập viện vì ngộ độc: “Nhiều công nhân cho biết họ ăn ca ri thịt gà với bún, sau khoảng một giờ đồng hồ thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khó thở. Một người ngất xỉu nên được đưa đến bệnh viện”.

Bên cạnh việc đưa ra thực trạng về tình hình bản vệ sự an toàn thực phẩm cho người công nhân, đi kèm với đó là những hình ảnh thực tế liên hệ đến các khu bếp nấu ăn, các khu căng tin của các khu công nghiệp có công nhân đang sinh sống là những lời dẫn giải thích nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc hiện nay trong các khu công nghiệp tại Bình Dương và một số tỉnh lân cận thời gian qua lỗi chủ yếu là do “lỗi” trong quy trình chế biến đến cung cấp các xuất ăn: do nhu cầu bữa ăn tập thể, bữa ăn công nghiệp ngày một gia tăng, nhiều công ty, nhà máy xí nghiệp chấp nhận giá thành thấp, nên nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm là rất lơn. Nguồn nguyên liệu để chế biến các xuất ăn rất đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn do hộ gia đình cung cấp, cho nên rất khó kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào. Thậm chí có những cơ sở chế biến cố tình thu mua những nguyên liệu rẻ tiền, chất lượng kém... Điều đó dẫn đến nguy cơ ngộ độc từ nguyên liệu khá cao. Trong đó, phần lớn các cơ sở cung cấp xuất ăn cũng có quy mô nhỏ, điều kiện chế biến thực phẩm thủ côn, quá trình bảo quản, vận chuyển thô sơ, cho nên khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do các công ty, xí nghiệp thường ký hợp đồng cùng một lúc với hai, ba cơ sở cung cấp suất ăn, dẫn đến việc theo dõi, quản lí từ khâu nguyên liệu, chế biến và chất lượng bữa ăn gần như khoán trắng cho các cơ sở này. Thông qua việc phân tích tích các nguyên nhân gây gộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp có công nhân sinh sống người thiết kế thông điệp còn gửi tới doanh nghiệp cần cẩn trọng và sâu sát hơn đối với việc bảo đảm thực phẩm, chế độ dinh dưỡng cho những người công nhân lao động. Doanh nghiệp cần phải coi trọng sức khỏe người lao động là sức khỏe của doanh nghệp để có những kiểm tra, giám sát hiệu quả; gửi tới các cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm cho các doanh nghiệp thông điệp cần quan tâm đến chất lượng an toàn thực phẩm.

Nhìn chung qua khảo sát các bài đã được phát sóng trên truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương cho thấy nội dung thông điệp về an toàn lao động chủ yếu tập trung được đưa ra nhiều các thông điệp về an toàn thực phẩm với các thông tin về các vụ ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, vấn đề an toàn lao động cũng được các nhà thiết kế thông điệp địa phương phản ánh khá chi

tiết và cụ thể, đặc biệt là các vụ việc xảy ra thường được truyền hình phản ánh trực tiếp, gặp gỡ và làm việc tận nơi, tiếp xúc chính đối tượng để lên hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)