8. Bố cục luận văn
2.2. Nội dung các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi ngƣời công nhân trên
2.2.5. Các vấn đề khác
Ngoài những thông điệp về bảo vệ quyền lợi người công nhân được phản ánh trên, một số vấn đề khác có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người công nhân được phát sóng trên truyền hình địa phương như:
- Sinh hoạt văn hóa công nhân:
Bên cạnh những quyền lợi về giá trị vật chất, người công nhân khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp còn có quyền tham gia các hoạt động cụ thể, thiết thực như: đọc báo, xem tivi, bảng tin, sinh hoạt văn nghệ, các hoạt động thể thao, nơi sinh hoạt công đoàn cơ sở. Việc tham gia các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân sẽ là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ luật lao động, Luật công đoàn, là nơi tổ chức các cuộc đối thoại giữa lao động với giám đốc, giữa người lao động với các cơ quan chức năng thành phố... Tuy nhiên, qua khảo sát các tin, bài, chương trình truyền hình được phát sóng cho thấy các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân chưa phát huy được hết tiềm năng một phần cũng là do người công nhân chưa được biết đến những quyền lợi này. Việc cơ quan truyền hình xây dựng và phát đi các thông điệp về sinh hoạt văn hóa công nhân sẽ giúp cho người xem đặc biệt là công chúng công nhân sẽ thấy được quyền lợi và lợi ích khi tham gia các hoạt động này.
- Chăm sóc sức khỏe cho người lao động:
Có thể thấy rằng hiện nay việc chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người công nhân lao động trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang là bài toán khó. Truyền hình Quảng Ninh tháng 5/2018 đưa ra thông điệp “Chăm sóc sức khỏe cho người công nhân: Báo động về chất lượng khám bệnh”. Để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người công nhân lao động đứng trước những sai phạm của doanh nghiệp trong việc coi thường sức khỏe người lao động. Do thu nhập thấp, công nhân buộc phải làm tăng ca để có thêm thu nhập nên ít có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe dẫn đến kiệt sức và dễ xảy ra tai nạn lao động... Trong khi đó việc chăm sóc
sức khỏe cho công nhân do chưa có quy định bắt buộc nên các doanh nghiệp rất ít khi thực hiện. Hầu hết người công nhân có rất ít khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn thấp, việc giám sát môi trường lao động rất hạn chế.
Nhìn chung, xét theo nhu cầu nhu cùa thực tế, các thông điệp loại này vẫn còn ít, chúng vẫn chưa nêu rõ được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa cũng như mối quan hệ mật thiết giữa môi trường văn hóa và sức khỏe, do vậy, chưa tác động được như mong muốn vào ý thức, tình cảm của công chúng để thúc đẩy họ tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi về văn hóa và sức khỏe của chính mình.