Dễ tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 38 - 40)

8. Bố cục luận văn

1.3. Những ƣu thế của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên

1.3.2. Dễ tiếp nhận

Chính vì truyền có những lợi thế như đã nói ở trên, cho nên hầu hết các thể loại thông tin trên truyền hình làm cho công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng dễ dàng tiếp nhận. Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân do đặc tính ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm lại được sự hỗ trợ đắc lực của các yếu tố âm thanh và ngôn ngữ đã tạo ra một cấp độ thông tin mạnh mẽ, lan tỏa cao, tác động rất lớn đối với công chúng, nhất là thông điệp về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, chế độ chính sách... đối với nhóm công chúng lao động.

Những đặc tính âm thanh và màu sắc cùng hình ảnh chuyển động và các kiểu kỹ sảo chữ đã tạo cho thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân một khả năng hiếm có trong việc phát tán thông điệp đến với công chúng. Những thông điệp được phát trên truyền hình tỏ ra sống động, lôi cuốn và thú vị hơn nhiều so với bất cứ một phương tiện nào khác. Thông điệp trên truyền hình có thể tạo ra những cảnh tượng khiến người xem không thể bỏ qua, thiết lập được những trạng thái bổ trợ cho hình ảnh của thông tin, hoặc có thể chứng tỏ một cách đầy đủ các lợi ích của việc thực hiện hành động để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân.

Ngay cả khi so sánh với một bản tin về về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân, thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân cũng bộc lộ những ưu thế

riêng của nó: Bản tin chỉ có thể chuyển tải những nội dung cơ bản về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trong khi đó chỉ có những hình ảnh “trần trụi” mà không được trau chuốt, gọt giũa, cộng với giọng đọc của phát thanh viên/biên tập viên, không có âm nhạc và kỹ sảo hình ảnh... Còn thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình, mặc dù thời lượng cũng rất ngắn nhưng lại hội tụ được tất cả những yếu tố của điện ảnh và truyền hình (kỹ xảo hình ảnh, chữ bắn, âm nhạc, tiếng động...), hơn nữa, còn được phát sóng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tháng hoặc trong ngày, tuần, do đó, vừa sống động, hấp dẫn lại vừa thể hiện được đầy đủ nội dung thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận nhiều hơn với thông tin quan trọng của thông điệp.

Công chúng truyền hình được theo dõi cách thức truyền thông này bằng cả thính giác, thị giác, cộng với trí tưởng tượng phong phú và hài hước. Họ thấy hứng thú khi được xem những thông điệp với lời lẽ giản dị, chân thành nhưng sâu lắng thiết tha, được phát đi cùng với những hình ảnh và âm thanh đầy quyến rũ.

Nếu xét về diện mạo, người ta có thể thấy ở thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình có nét gần giống với một số quảng cáo trên truyền hình. Nhưng thực tế giữa chúng có những điểm khác khác nhau quan trọng: quảng cáo theo TS. Mai Xuân Huy trong công trình Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng lí thuyết giao tiếp đã định nghĩa “ngôn ngữ quảng cáo là một hình thái truyền thống phi cá nhân, chủ yếu được phát đi qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một dạng truyền thông không trực tiếp, có tính đơn phương một chiều giữa người có hàng hóa, dịch vụ để bán (người đăng quảng cáo) và người tiêu dùng tương lai (người đọc, người nghe và người xem quảng cáo) [28, tr. 26].

Về nội dung, quảng cáo là thông tin về sản phẩm dịch vụ mà người đăng quảng cáo đang cần bán. Về bản chất, quảng cáo là một màn tự khen mình và sản phẩm của mình. Về mục đích, nó nhằm tác động một cách toàn diện tới người đọc, người nghe và người xem quảng cáo, thuyết phục họ, để cuối cùng có thể bán được sản phẩm quảng cáo.

Còn thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình là hình thức truyền thông mang tính hai chiều, là dạng thông tin nhân đạo phục vụ lợi ích toàn xã hội không phải tả lệ phí cho nơi phát sóng. Về nội dung là thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân. Về bản chất, là cung cấp thông tin và hướng dẫn, khích lệ công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng hướng tới và thực hiện các hành động bảo vệ quyền lợi công nhân. Về mục đích, nó nhằm tác động đến công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng tự bảo vệ quyền lợi của chính mình khi tham gia lao động.

Thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình không đặt ra giới hạn với bất kỳ tầng lớp nó phụ thuộc vào nhu cầu cần tiếp nhận thông tin của công chúng. Mọi người đều có thể tiếp cận với hình thức này một cách tự nhiên, thỏa mái. Với những kỹ xảo hình ảnh, cùng với tiết tấu âm thanh sống động hấp dẫn như vậy thì không chỉ người lớn, trung tuổi, lớn tuổi mà cả trẻ em cũng thích xem như chương trình quảng cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)