Giới thiệu vài nét về các Đài địa phƣơng thuộc diện khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 48 - 52)

8. Bố cục luận văn

2.1. Giới thiệu vài nét về các Đài địa phƣơng thuộc diện khảo sát

2.1.1. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh

Đài PT-TH Quảng Ninh được thành lập ngày 02/09/1956, tiền thân là Đài truyền thanh Hòn Gai do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. Năm 1963, sau khi Nhà nước quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Ninh và khu Hồng Quảng, Đài cũng được hợp nhất và mang tên Đài phát thanh Quảng Ninh. Ngày 02/09/1983, chương trình truyền hình Quảng Ninh được phát sóng buổi đầu tiên trên kênh 12. Từ đó Đài có tên mới là Đài PT-TH Quảng Ninh.

Từ khi thành lập cho đến nay, Đài PT-TH Quảng Ninh luôn hoàn thành nhiệm vụ là cơ quan thông tin của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Đài có 13 phòng nghiệp vụ chuyên môn với 250 cán bộ, công nhân viên chứ với trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong mọi giai đoạn.

Hiện nay Đài PT-TH Quảng Ninh có 2 kênh truyền hình phát sóng liên tục 24/24h. Kênh truyền hình QTV1 là kênh Thời sự chính trị Tổng hợp, có lịch sử phát sóng từ năm 1983. Diện phủ sóng của QTV1 khá rộng, được truyền tín hiệu qua vệ tinh Vinasat1, nằm trong hệ thống truyền hình K+, cáp VTC, cáp SCTV và hệ thống truyền hình cáp qua 40 Đài PT-TH trong cả nước. Đồng thời các chương trình của Đài PT-TH Quảng Ninh hiện cũng đang được phát sóng trên các mạng IPTV như MyTV, NetTV, kênh QTV3 là kênh thông tin giải trí được chính thức phát sóng từ năm 2010 và cũng được truyền dẫn trên vệ tinh Vinasat qua gói kênh của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Trong hệ thống các chương trình, Thời sự là chương trình có vị trí quan trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất và được đầu tư nhiều nguồn lực nhất. Tháng 06/2013, Đài PT-TH Quảng Ninh đã chính thức phát sóng trực tiếp chương trình thời sự buổi tối hàng ngày. Phương thức sản xuất này đã nhanh chóng thể hiện tính

ưu việt của nó khi chương trình được thực hiện theo cách hiện đại, thông tin được cập nhập nhanh chóng, kịp thời.

Phục vụ nhóm công chúng chuyên biệt, Đài xây dựng các bản tin tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng dân tộc Dao, bản tin thị trường, văn hóa, thể thao. Các bản tin tiếng nước ngoài được lấy thông tin từ bản tin trong tỉnh Quảng Ninh và biên dịch lại. Các chương trình chuyên đề chuyên mục mang bản sắc vùng miền của tỉnh Quảng Ninh, phân tích sâu về những sự kiện, vấn đề xã hội, kiến nghị đưa ra giải pháp. Hiện nay Đài PT-TH Quảng Ninh phát sóng 50 chuyên đề, chuyên mục. Ngoài ra, Đài PT-TH Quảng Ninh còn đang xuất bản đặc san Hoa Sen song ngữ Việt – Trung. Từ năm 2013 đến nay Đài đã phát hành hơn 3 vạn bản nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt – Trung. Đây cũng là tiền đề Đài tiếp tục phát triển hệ thống tạp chí khi được cấp phép của Bộ thông tin và Truyền thông.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đài PT-TH Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020 xác định mục tiêu: “Xây dựng Đài PT-TH Quảng Ninh trở thành Tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại, có uy tín, có tầm ảnh hưởng rộng, có tiềm lực tài chính mạnh. Những năm gần đây, Đài PT-TH Quảng Ninh không ngừng mở rộng diện phủ sóng, tăng đối tượng công chúng xem, nghe phát thanh truyền hình Quảng Ninh. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh phát triển quảng cáo, đa dạng hóa các hình thứ tài trợ, mở rộng liên doanh liên kết, thực hiện nhiều loại hình dịch vụ để tăng nguồn thu ” [42, tr. 5].

Là một trong hai cơ quan báo chí lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, Đài PT-TH Quảng Ninh luôn chú trọng đến việc thông tin về các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình. Đài cũng khẳng định vai trò cầu nối giữa công chúng công nhân với các cơ quan đoàn thể trong việc thực hiện chính sách này. Qua đó thể hiện khả năng phản biện của báo chí đối với các vấn đề về bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương.

2.1.2. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

Đài PT-TH Quảng Nam là cơ quan sự nghiệp, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam; là phương tiện thông tin, chuyển tải các chủ trương phục vụ sự chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, là diễn đàn tin cậy của nhân dân trong tỉnh, thực hiện chức năng mở rộng vùng phủ sóng, phục vụ nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên sóng PT-TH. Thành lập năm 1997 đến nay, qua 21 năm xây dựng và phát triển Đài PT-TH Quảng Nam đã có những cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức tạo bước phát triển như:

Về đội ngũ cán bộ, viên chức hiện nay của Đài có 126 người (chưa kể Trung tâm Truyền hình cáp); trong đó, có 93 biên chế. Bộ máy hoạt động của đài bao gồm 10 phòng chuyên môn.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trong tổng số 93 biên chế có 06 thạc sĩ, 71 đại học, 05 trường hợp đang theo học đại học và 07 cao đẳng và trung cấp. Đảng bộ Đài có tổng số 83 đảng viên, trong đó có 75 đảng viên chính thức, sinh hoạt ở 8 chi bộ trực thuộc. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ viên chức của đài có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ được đạo đức người làm báo, chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, truyền dẫn và phát sóng các chương trình PT-TH của tỉnh.

Nội dung, hình thức thể hiện chương trình không ngừng được đổi mới và chú trọng. Đài PT-TH Quảng Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới và quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-VH-XH-an ninh quốc phòng của tỉnh nhà; phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Nội dung tuyên truyền đảm bảo tính giáo dục, giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Về công tác kỹ thuật được đầu tư theo hướng đi tắt đón đầu. Đài PT-TH Quảng Nam là một trong những dài của khu vực và cả nước sớm triển khai chuyển đổi quy trình sản xuất từ tương tự sang số hóa. Hệ thống trang thiết bị sản xuất

chương trình của QRT phù hợp với xu hướng hiện đại hóa, kết hợp tốt với công nghệ thông tin và truyền thông.

Sóng PT-TH QRT đã vươn lên vùng núi, ra thành phố Đà Nẵng đến các tỉnh bạn và qua Website: www.qrt.com đến với mọi miền trong cả nước. Khán thính giả có thể nghe, xem chương trình QRT qua sóng mặt đất, hệ thống truyền hình cáp, qua MyTV, xem truyền hình trực tuyến QRT tại trang thông tin điện tử. Từ ngày 01/5/2012, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành Đài PT-TH Quảng Nam đã chính thức phát sóng truyền hình lên vệ tinh Vinasats 2, nhờ đó mà sóng PT-TH được phủ sóng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng lõm trong tỉnh; đảm bảo trên 95 % dân số trong tỉnh được xem, nghe Đài PT-TH Quảng Nam.

Với thế mạnh về hình ảnh, các chương trình truyền hình về công nhân nói chung và bảo vệ quyền lợi của công nhân nói riêng trên sóng Đài PT-TH Quảng Nam đã nhanh chóng hấp dẫn và thu hút được công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc tác động đến nhận của của công chúng công việc bảo vệ quyền lợi của chính mình.

2.1.3. Đài Phát thanh – truyền hình Bình Dương

Đài PT-TH Bình Dương thuộc UBND tỉnh Bình Dương một tỉnh miền Đông Nam Bộ năng động, có tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp, đô thị và dân số thuộc loại hàng đầu cả nước. tiền thân của Đài PT-TH Bình Dương là đài phát thanh Sông Bé, ra đời ngày 02/10/1977 với cơ sở vật chất đơn sơ chỉ vỏn vẹn 2 máy phát, công suất 1Kw, đội ngũ nhân viên gồm 10 người.

Năm 1990, lãnh đạo tỉnh quyết định xây dựng Đài tiếp vận PT-TH Bà Rá để phục vụ cho đồng bào dân tộc miền núi và phía Bắc tỉnh Sông Bé. Sau khi đáp ứng nhu cầu thông tin của miền núi và biên giới, ngày 03/09/1994, Đài PT-TH Sông Bé khánh thành Đài truyền hình Sông Bé với tháp angten cao 120 mét. Ngày 01/01/1997, Đài PT-TH Sông Bé tách thành 2 đài Bình Dương và Bình Phước theo quyết định chia tách tỉnh Sông Bé. Ngày 16/12/1997, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng đài phát sóng FM công suất 10KW và đón nhận huân chương lao động hàng III do nhà nước trao tặng.

Ngày 21/06/1999, nhân kỷ niệm 74 năm ngày Báo chí Việt Nam, Đài PT-TH Bình Dương tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Kỹ thuật – phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương. Ngày 09/06/2001, mở thêm kênh truyền hình BTV2 phát trên kênh 40UHF công suất 10KW để tiếp vận kênh VTV2 nhằm nâng cao dân trí, phục vụ nhu cầu học tập, tự đào tạo của học sinh, sinh viên và người dân góp phần thúc đẩy sự nghiệp khoa học, giáo dục và công cuộc xây dựng đất nước.

Ngày 03/02/2002, Đài PT-TH Bình Dương khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm truyền hình kỹ thuật số mặt đất, mỗi ngày phát 10 chương trình truyền hình, trong đó có 2 kênh truyền hình kỹ thuật số tương tự Analogy BTV1, BTV20 và 8 kênh truyền hình kênh 50UHF. Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có công suất 5KW, phát sóng 24/24 giờ mỗi ngày. Đây là chương trình kỹ thuật số mặt đất đầu tiên của ngành truyền hình quốc gia và đã tạo một mốc son rực rỡ cho BTV.

Về tổ chức bộ máy, biên chế: số lượng cán bộ viên chức của đài tính đến thời điểm này là 331 người trong đó biên chế là 270 người, hợp đồng là 61 người. Bộ máy bao gồm: ban giám đốc, 15 phòng và 2 đơn vị trực thuộc là Trung tâm dịch vụ PT-TH và cơ quan đại diện ở Hà Nội.

Là một trong hai cơ quan báo chí lớn nhất của tỉnh Bình Dương – nơi tập có nhiều công nhân lao động sinh sống và làm việc, Đài PT-TH Bình Dương luôn chú trọng đến việc thông tin về các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình. Đài PT-TH Bình Dương được coi là cầu nối giữa công chúng công nhân với các cơ quan đoàn thể trong việc thực hiện bảo vệ quyền lợi công nhân. Đài PT-TH Bình Dưỡng cũng đã thể hiện khả năng phản biện của báo chí đối với các vấn đề về bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 48 - 52)