Về vấn đề an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 56 - 59)

8. Bố cục luận văn

2.2. Nội dung các nhóm vấn đề về bảo vệ quyền lợi ngƣời công nhân trên

2.2.2. Về vấn đề an sinh xã hội

Bên cạnh những vấn đề về việc làm, thu nhập, tiền lương thì các chế độ chính sách an sinh xã hội đối với người công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp cũng có nhiều các thông điệp mà đài truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương muốn đưa tới với mọi công chúng nói chung và công chúng công nhân nói riêng.

Tác phẩm Sẵn sàng đại diện đòi quyền lợi cho công nhân trên truyền hình Quảng Ninh tháng 12/2016 là một trong những thông điệp khá nổi bật về vấn đề an sinh xã hội. Trong tác phẩm này người xem truyền hình được phản ánh tình trạng khiếu lại của công nhân trên địa bàn tỉnh về tình trạng các doanh nghiệp trốn tránh không ký hợp đồng và đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội cho các nữ công nhân Công ty TNHH H&M Vina. Chương trình truyền hình đã phân tích những vi phạm về luật lao động của Công ty H&M Vina tại Khoản 1, điều 141 Bộ luật Lao động: Loại hình xã hội bắt buộc được áp dụng đối với các doanh nghiệp sử dụng từ 10

người lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và từ tuất.

Cũng cùng vấn đề này truyền hình Quảng Nam có tác phẩm Công nhân tại các khu công nghiệp – khu chế xuất gửi con ở đâu? Tháng 09/2017 cũng đã cung cấp cho người xem truyền hình những tình trạng khó khăn về các vấn đề an sinh xã hội của người công nhân lao động. Chương trình truyền hình đã có những cuộc gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi với những người công nhân tại các khu công nghiệp để ghi nhận về tình trạng này cho thấy: đa phần các cặp vợ chồng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp – khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chọn giải pháp gửi con tại các điểm giữ trẻ tự phát, hộ gia đình không đủ điều kiện vật chất, không có nghiệp vụ sư phạm chăm sóc trẻ em cũng đành “nhắm mắt” trao con cho “bảo mẫu” như “phù thủy giấu mặt” do đồng lương của công nhân, thường xuyên phải tăng ca nên khó có thể đón con theo giờ quy định tại các công trường...

Cũng liên quan đến vấn đề an sinh xã hội truyền hình Bình Dưỡng dành những mối quan tâm về nhà ở cho những người công nhân lao động: Nhà ở cho công nhân thu nhập thấp tại Bình Dưỡng – vẫn chỉ là mơ ước, tháng 5/2016. Mở đầu tác phẩm truyền hình là những con số thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội tại Bình Dương hiện đang có 1,6 triệu công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có đến 70% công nhân lao động là người ngoại tỉnh đến làm việc và có nhu cầu thuê nhà ở. Trong đó chỉ có từ 7-10% số công nhân lao động này được ở trong các khu nhà ở được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ doanh nghiệp. Còn lại 90% số lao động có nhu cầu thuê nhà ở phải tự thu xếp nhà trọ của các hộ dân cư tự xây dựng trong các khu cư dân lân cận. Như vậy, có thể thấy thực trạng chăm sóc đến các vấn đề an sinh xã hội của các doanh nghiệp đối với người công nhân lao động đã đi trái lại hoàn toàn theo Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề cập: Trong số các đối tượng là giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì công nhân lao động ở các

khu công nghiệp tập trung là đối tượng cần ưu tiên chăm lo, nhất là chăm lo về nhà ở, bởi nếu không có chỗ ở thì chắc chắn công việc cũng không ổn định. Nghị quyết số 18/NQ-CP và quyết định 66/2009/TTg áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi nhằm động viên mọi nguồn lực tham gia phát triển nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, cho đến nay sau gần 10 năm triển khai, kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn.

Với những thực trạng trên có thể thấy vấn đề an sinh xã hội đối với người công nhân lao động hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức từ phía các doanh nghiệp việc đưa ra thực trang này người thiết kế thông điệp muốn gửi thông điệp đối với các cơ quan chức năng nhà nước cần phải có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến các vấn đề an sinh xã hội của người công nhân.

2.2.3. Về chế độ chính sách

Qua khảo sát các tác phẩm về thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương từ tháng 6/2016-6/2018 có thể thấy thông điệp về chế độ chính sách chỉ chiếm 7% trong tổng số các tác phẩm về thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân.

Truyền hình Bình Dương có tác phẩm Ngừng việc để phản đối cách xếp lương mới tháng 05/2016 đã phản ánh các vụ việc tại Công ty TNHH Theodore chuyên chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu có hơn 3000 công nhân đã nhất loạt ngừng việc, kéo ra công ty để phản đối cách xếp lương mới của Ban giám đốc công ty. Công ty TNHH Theodore hiện đang sử dụng hơn 4000 công nhân, nhưng nhu cầu của công ty cần sử dụng khoảng 6000 công nhân mới đủ. Đã thế sau Tết nguyên đán, không ít công nhân đã từng làm việc tại đây không quay trở lại nên công ty càng thiếu. Do đó, bn giám đốc công ty đã đưa ra quyết sách thu hút lao động bằng cách: những người công nhân được tuyển dụng năm 2017 có mức lương 2,9 triệu đồng, trong khi số người lao động cũ chỉ có mức lương cơ bản 2,7 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn tăng lương cho số công nhân tuyển dụng năm 2017 cao hơn công nhân có thâm niên đang làm việc. Điều 57 Luật lao động quy định: Chính phủ công

bố thang lương, bảng lương để làm cơ sở tính các chế độ BHXH, BHYT, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác của người lao động sau khi lấy ý kiến của người sử dụng lao động. Tại khoản 4, điều 58 của Luật này quy định: Người lao động tăng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lượng theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng phải được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Với cách trả lương này tuy không vi phạm mức “sàn” do pháp luật lao động quy định, nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc xây dựng thang – bảng lương và không phù hợp với quan niệm chung của công nhân lao động phổ thông. Không chỉ vậy, bài viết còn phản ánh những bức xúc của người công nhân về việc công ty chi bữa ăn theo giờ tăng ca buổi tối thấp, chỉ khoảng 4.000 đồng/giờ (nếu tăng ca 3 tiếng chỉ 12.000 đồng/suất).

Tại truyền hình Quảng Nam tháng 11/2016 cũng đã phản ánh trường hợp công ty Sô Đa Chu Lai có hơn 600 công nhân ngừng việc để buộc giám đốc xem xét chính sách tiền lương, cải thiện chất lượng bữa ăn, bãi bỏ các quy quản lý hà khắc. Chương trình truyền hình có đoạn phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thu cho biết: công nhân chúng tôi phải làm việc tăng ca 5 ngày/ tuần, 3 giờ/ngày, song thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Chất lượng bữa ăn giữa ca không đảm bảo chất lượng, khiến công nhân không thể tái tạo lại sức lao động. Mức lương cơ bản giữa công nhân cũ và mới sàn sàn bằng nhau, khiến chúng tôi cảm thấy thiệt thòi. Chưa hết, công ty còn đưa ra mức lương chuyên cần 160.000 đồng/tháng, song nếu công nhân chỉ cần vi phạm những lỗi nhỏ là bị cắt hết.

Với những dẫn chứng cho thực trạng vấn đề về chế độ chính sách của các công ty sai phạm trên có thể thấy người công nhân hiện nay vẫn còn bị áp bức bóc lột, có nhiều vấn đề bất cập khiến người công nhân lao động bị chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy, người thiết kế chương trình truyền hình mong muốn đưa ra thông điệp hướng tới những cơ quan chức năng có trách nhiệm cần phải có những giải pháp thích đáng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người công nhân lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 56 - 59)