Chính sách pháp luật của Nhà nước quy định quyền lợi của công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 32 - 33)

8. Bố cục luận văn

1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước quy định quyền lợi của công nhân

Điều lệ Đại hội Đảng lần thứ X (2006): “Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân là người Việt Nam và người nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh theo pháp luật là chủ trương đúng đắn của Đảng ta. Vấn đề đặt ra là phải hạn chế mức độ bóc lột bằng quy định và chính sách của Nhà nước và chủ doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của người lao động, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao, xử lí đúng đắn quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp” [2].

Đại hội Đảng lần thứ XI (2001): “Sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cải thiện điều kiện ở, làm việc.... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân” [3].

1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước quy định quyền lợi của công nhân nhân

Thứ nhất, công nhân lao động được bảo đảm việc làm: lựa chọn công việc, nghề nghiệp theo khả năng, trình độ; lựa chọn nơi làm việc thích hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân, gia đình; tự do xác lập quan hệ lao động với bất kỳ người sử dụng lao động, bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Hai là, người công nhân lao động đảm bảo quyền được trả công theo lao động.

Ba là người công nhân lao động được bảo đảm quyền về bảo hiểm lao động: làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh lao động; hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ bồi dưỡng sức khỏe...

Bốn là người công nhân lao động bảo đảm quyền được nghỉ ngơi. Điều 56 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quy định thời gian lao động... chế độ nghỉ ngơi đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương...”.

Năm là người công nhân lao động đảm bảo quyền lợi tự do thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

Điều 56 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quy định... chế độ Bảo hiểm xã hội đối với ông chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức Bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.

Bảy là người công nhân lao động đảm bảo quyền được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều coi trọng nhiệm vụ chăm lo, cải thiện, nâng cao đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân nói chung, người lao động nói riêng trong đó có giai cấp công nhân. Đó là cơ sở, căn cứ để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)