Thời lượng và sự sắp đặt thời lượng đối với thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 65 - 66)

8. Bố cục luận văn

2.3. Hình thức thể hiện thông điệp

2.3.2. Thời lượng và sự sắp đặt thời lượng đối với thông điệp

Thời lượng được hiểu là lượng thời gian dành cho một việc nhất định nào đó. Thời lượng của thông điệp là độ dài ngắn về thời gian của nó. Thời lượng là yếu tố chi phối trực tiếp đến nội dung, hình thức của tác phẩm và cả người thiết kế thông điệp; thời lượng cũng chính là giới hạn để người thiết kế thông điệp xác định được liều lượng thông tin và sắp xếp các chi tiết gọn gàng hợp lí, phù hợp với đặc trưng tác phẩm.

Nếu như ở phần mở đầu, một thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương thường có thời lượng trung bình từ 30 giây đến 1 phút. Tuy nhiên, cũng có những thông điệp do không phân tách hoặc rút gọn nên thông tin bị kéo dài tới hơn 1 phút, ví dụ như thông điệp về chế độ, chính sách của người công nhân lao động được phát sóng vào ngày 11/9/2018 tại Đài PT-TH

Quảng Ninh. Ngược lại, cũng có thông điệp chỉ có 30 giây, ví dụ như thông điệp về việc làm phát sóng vào ngày 28/6/2018 tại Đài PT-TH Bình Dương.

Theo các nhà thiết kế, thời lượng 45 giây là vừa đủ cho thông điệp mang tính chất cổ động giáo dục, phù hợp với cách tiếp cận của cộng đồng, nếu dài quá thông tin sẽ bị loãng, còn ngắn quá thì không thể cung cấp đủ thông tin. Và khảo sát những thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương trong thời gian từ tháng 06/2017- 06/2018 cho thấy một thực tế là: việc thiếu sự quy định chung về thời lượng thông điệp đã dẫn đến tình trạng không có sự thống nhất về thời lượng. Thời lượng thông điệp dài hay ngắn phụ thuộc vào từng nội dung thông tin, hoặc tùy thuộc vào ý tưởng của người thiết kế. Chẳng hạn như thông điệp về chế độ chính sách, chế độ BHYT trên Đài PT-TH Bình Dương (tháng 6/2018) có tổng thời lượng 1 phút 20 giây. Trong khi đó thông điệp về tiền lương và hợp đồng lao động (tháng 6/2017) chỉ có 35 giây. Hoặc thậm chí cũng nói về các chế độ chính sách, nhưng thông điệp về BHYT trên Đài PT-TH Quảng Ninh và Quảng Nam có sự chênh lệch nhau khá lớn, ví dụ như thông điệp về quyền lợi BHXH sau nợ đọng (tháng 1/2018, Đài PT- TH Quảng Ninh) có thời lượng là 35 giây. Cũng vẫn chủ đề đó, nhưng Đài PT-TH Quảng Nam phát sóng thì lại có thời lượng vừa tròn 1 phút....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 65 - 66)