Hình ảnh và cách sử dụng hình ảnh thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 66 - 69)

8. Bố cục luận văn

2.3. Hình thức thể hiện thông điệp

2.3.3. Hình ảnh và cách sử dụng hình ảnh thông điệp

Theo như Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa “Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong tâm trí” [44, tr. 441]. Theo cách hiểu như vậy, hình ảnh trong thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân là những hình ảnh thu được từ Camera (máy quay phim) và chúng ta có thể nhìn thấy được. Đó là những con người và cảnh vật mang đậm tính nghệ thuật điện ảnh. Với thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân những dấu hiệu có thể nhìn thấy như: màu sắc, hình dáng, cử động và cách sắp xếp, bố cục hình ảnh.

Khác với các loại hình truyền thông khác (báo in, báo điện tử, phát thanh) yếu tố hình ảnh trong tác phẩm truyền hình nói chung và thông điệp về vấn đề bảo

vệ quyền lợi công nhân nói riêng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu như diễn ngôn có hay, âm nhạc ấn tượng đến mấy mà hình ảnh thì lại sơ sải không hấp dẫn thì tác phẩm đó dù có được phát sóng nhiều lần cũng không thể đem lại hiệu quả cao. Khi nghiên cứu về hình ảnh các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất là hình ảnh mang tính thị phạm cao. Nó hàm chứa những nội dung có tính chất giảng dạy và hướng dẫn thực hành như: hợp đồng lao động, tiền lương, chế độ làm việc, BHYT, BHXH... Bất kỳ một thao tác nào của nhận vật trình diễn trong thông điệp đều có độ chính xác về chuyên môn cao.

Thứ hai là hình ảnh mang tính sáng tạo nghệ thuật cao. Đó là những hình ảnh tiêu biểu có sự dàn dựng, đạo diễn công phu nên hết sức sinh động và gợi cảm. Hình ảnh là sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, ánh sáng được dàn dựng kết hợp với kỹ sảo điện ảnh làm cho người xem có những sự cảm nhận và liên tưởng sâu sắc.

Thứ ba là hình ảnh có sự gọt giũa, sàng lọc từ các nguồn tư liệu có sãn và được các nhà thiết kế tạo dựng nhờ sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật công nghệ truyền hình. Việc các nhà thiết kế thông điệp bảo vệ quyền lợi người công nhân có sử dụng hình ảnh tư liệu đó liên quan đó là do những hình ảnh đó không thể có trong thực tế để ghi lại được. Cũng không loại trừ một nguyên nhân nữa đó là do phóng viên hoặc những người làm biên tập và đạo diễn không muốn mất thời gian và công sức vào việc dàn dựng lại cảnh quay, trong khi nguồn tư liệu của đồng nghiệp đang có sãn và tiếp cận chẳng mấy khó khăn, hơn nữa việc dàn dựng, bố trí cũng gây nhiều tốn kém về kinh phí... Có một đặc điểm chung là hầu hết những hình ảnh tư liệu được dùng đều được các nhà thiết kế chưa lựa chọn một cách kỹ lưỡng nên khi chiếu lên màn ảnh vẫn được khán giả chấp nhận. Song cũng có hình ảnh chất lượng kém do được ghi lại đã lâu, hoặc việc bảo quản băng không được tốt, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thông điệp.

Nhìn chung, những hình ảnh động và tĩnh trong thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương đã bước đầu tạo dựng được sự hứng khởi đón nhận của công chúng, tạo nên một phong cách mới lạ trong khâu thiết kế, dàn dựng. Nhưng, nếu nhìn về chi tiết thì còn nhiều hạn chế cần phải bàn như:

Thứ nhất là về chất lượng hình ảnh. Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự việc. Từ đó có thể nói, chất lượng hình ảnh là phẩm chất, giá trị của cảnh vật, cảnh tượng và con người được được tạo nên từ ống kính camera, người quay phim và cả khâu thiết kế dàn dựng. Chất lượng hình ảnh còn được thể hiện qua màu sắc, ánh sáng, đường nét, cảnh vật, bối cảnh không gian và cách sắp xếp bố cục.

Qua khảo sát một số thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương như: tiền lương, việc làm, hợp đồng lao động, BHYT, BHXH, chúng tôi có nhận xét rằng: Hầu hết các thông điệp đều tận dụng hình ảnh tư liệu đã được sử dụng trong các chương trình khác (thời sự, phóng sự...) hoặc hình ảnh cũ đã có sẵn trong kho tư liệu. Việc đó dẫn đến tình trạng hình ảnh kém chất lượng, bố cục lỏng lẻo, thiếu tính biểu cảm, tiết tấu bị chắp vá, chung chung chưa cụ thể nên không có sức hấp dẫn cao.

Thứ hai đó là việc lạm dụng kỹ xảo hình ảnh. Kỹ sảo hình ảnh là khả năng phối hợp ý tưởng tác giả cùng với các phương pháp kỹ thuật hiện đại tạo ra những hình ảnh chuyển động nghệ thuật một cách tinh xảo theo ý đồ của tác giả.

Thời đại ngày nay được coi là thời đại của khoa học công nghệ, việc sử dụng kỹ xảo hình ảnh trong truyền hình là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, phải dử dụng như thế nào cho phù hợp mới là điều quan trọng. Khảo sát các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương từ tháng 6/2016-6/2018, chúng tôi nhận thấy ngoài việc làm tăng thêm yếu tố hấp dẫn và sinh động của hình ảnh thì kỹ sảo cũng bộc lộ một số các hạn chế như:

Sự lạm dụng kỹ sảo hình ảnh một cách bất hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng gây nên sự chuyển động lộn xộn của hình ảnh, làm rối mắt người xem, không hiển thị rõ chủ đề phục vụ cho chủ đề chính của thông tin.

Sự lạm dụng kỹ sảo hình ảnh làm cho hình ảnh không trung thực, mất đi sự cân bằng giữa yếu tố màu sắc và ánh sáng hình ảnh.

Thứ ba là về diễn xuất của diễn viên. Diễn xuất là thể hiện nhân vật của kịch hoặc phim truyện trong vai mình đóng, trình bày tiết mục ở sân khấu. Vậy diễn xuất trong nội dung thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình là sự thể hiện những khả năng diễn xuất của mình trước ống kính camera tạo nên một hình tượng nhân vật theo đúng với tính chất của nội dung thông điệp.

Trong thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình các đài Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Dương, ngoài những thông điệp ít có sự đạo diễn dàn dựng về hình ảnh, thì cũng đã có một số thông điệp rất chú ý tới vấn đề này. Chẳng hạn như trong các thông điệp về BHYT, BHXH tháng 12/2017 trên Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Quảng Nam, Đài PT-TH Bình Dương đã tổ chức thiết kế các chương trình gameshow, hội thi, người chơi đã tham gia nhận vai đóng kịch các tình huống, họ đã diễn xuất khá tốt, làm cho thông điệp tạo ra bước đột phá mới về phong cách thể hiện: vừa mang tính hài hước, vừa mang tính giáo dục, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng. Các thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã phát sóng trên truyền hình chủ yếu chuyển tải nội dung thông tin giáo dục bằng các yếu tố kịch nghệ xen lẫn với âm thanh lời nói của nhân vật, còn lời thuyết minh sau màn hình chủ yếu là lời kêu gọi thúc đẩy công chúng lao động nói chung và công chúng công nhân lao động nói riêng tích cực bảo vệ quyền lợi của chính mình khi tham gia sản xuất kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương (Trang 66 - 69)