8. Bố cục luận văn
1.4. Một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng chƣơng trình truyền hình mang
1.4.5. Thời lượng, thời điểm phát sóng chương trình
Về thời lượngchương trình: thời lượng chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phổ biến trong khung khổ chương trình truyền hình chuyên đề (giới hạn thường là 15 phút, hoặc 30 phút cũng được quy định thường là 15 phút, hoặc 30 phút và chỉ được phép giao động trong khoảng thời gian rất ít. Tuy nhiên không khắt khe như chương trình Thời Sự mà có những trường hợp cần ekip, chương trình có thể được kéo dài hoặc thu ngắn để phù hợp với các sự kiện hay trong chương trình và phù hợp với một khung chương trình.
Hiện tất cả các đài truyền hình đều có một lịch phát sóng rất rõ ràng và chính xác. Vì vậy kéo dài, hoặc giúp nhắn bản tin này sẽ bị ảnh hưởng đến các chương trình kế cận. Ngoài việc đảm bảo ổn định thời lượng thì độ dài thời lượng của các chương trình cũng rất quan trọng, vì nếu một chương trình thời sự quá ngắn sẽ dẫn đến việc thông tin cung cấp cho khán giả ít hơn, nhiều vấn đề cần phân tích mổ xẻ sẽ rất khó thực hiện.
Về thời điểm phát sóng chương trình: việc sắp xếp thời điểm phát sóng chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân phải được tính toán một cách chặt chẽ, phù hợp để có thể thu hút được nhiều đối tượng theo dõi. Hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân đã được bố trí phát sóng vào khung giờ tương đối phù hợp trong ngày.
Như vậy để thực hiện một chương trình truyền hình mang thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân có rất nhiều vấn đề được đặt ra, từ yêu cầu về nội dung, hình thức thể hiện đến các vấn đề về thời gian, thời lượng phát sóng. Mỗi yêu cầu đều có một vai trò, vị trí quan trọng, nếu đáp ứng các tiêu chí yêu cầu này chương trình trước mắt sẽ phù hợp hơn, hấp dẫn hơn với công chúng xem truyền hình.
Tiểu kết chương 1:
Trong chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ một số khái niệm thông điệp, giai cấp công nhân, quyền lợi người công nhân, truyền hình địa phương; Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chức năng bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng cho công nhân của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Từ nghiên cứu các khái niệm, tác giả đưa ra một số nhận xét, quan điểm của mình với mong mốn đóng góp thêm một số ý kiến về chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên các chương trình truyền hình địa phương hiện nay.
Trong luận văn này, tác giả đã đánh giá và chỉ ra những ưu thế của thông điệp về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình so với các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Luận văn cũng tiến hành xem xét đặt ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên sóng truyền hình địa phương hiện nay như: Yêu cầu về nội dung, về hình thức thể hiện, về kết cấu chương trình, người dẫn chương trình, thời lượng, thời điểm phát sóng chương trình... đây là những yếu tố bắt buộc đối với cac chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân nói riêng nhằm từng bước xây dựng chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân trên truyền hình một cách hợp lí, nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng đông đảo bạn xem truyền hình.
Những kết quả đạt được trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát chương 2 của luận văn.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG ĐIỆP VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÔNG NHÂN TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG