Tình yêu thời chiế n Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 77 - 82)

CHƢƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ CỦA VĂN HỌC CHẤN THƢƠNG

2.2 Chấn thƣơng trong tâm hồn con ngƣời

2.2.3 Tình yêu thời chiế n Một ví dụ về trải nghiệm chấn thương tâm hồn

Nếu tình yêu thiêng liêng là điểm bắt nguồn cho sự sống thì chiến tranh lại đứng ở thái cực đối nghịch - hủy diệt sự sống. Tình yêu và chiến tranh là hai phạm trù được nhắc đến thường xuyên trong văn học nói riêng, văn hóa nghệ thuật nói chung bởi tuy là hai phạm trù đối lập nhưng lại có khả năng nâng đỡ và làm nổi bật nhiều đặc trưng cho nhau. Trong chiến tranh, tình yêu trở nên đẹp hơn, đắm say hơn, nhưng cũng nghiệt ngã hơn, và nhờ được phản chiếu từ tình yêu mà chiến tranh bộc lộ được đến tận cùng tính chất bạo tàn của nó. Thế nên không khó hiểu khi trong văn học, bạn đọc có thể bắt gặp cặp phạm trù này ở nhiều tác phẩm. Ở những tác phẩm tiêu biểu về chiến tranh của văn học thế giới, tình yêu luôn là một mảng nội dung quan trọng, trong

Chiến tranh và hòa bình là mối tình giữa Andrei và Natalia, trong Giã từ vũ khí là câu chuyện tình yêu giữaHenry và Catherine Barkley.

Trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, nhà văn viết về tình yêu trong hoàn cảnh những cuộc chiến liên tục khơi vỡ những vết thương khó lành trong tâm hồn con người, tình yêu trong bối cảnh này cũng mang trên mình nó nhiều vết thương. Khắc họa chấn thương tình yêu là cách mà tác giả để cho người đọc thấu được tận cùng nỗi đau của con người trong chiến tranh.

Chấn thương tình yêu trong tiểu thuyết của Philippe Claudel thể hiện rõ rệt ở tình cảnh chia lìa của những đôi lứa đang yêu. Điển hình cho tình cảnh này là sự chia lìa của cô giáo Lysia và người yêu đang tham chiến ngoài mặt trận. Trong suốt tiểu thuyết Những linh hồn xám, cho đến cuối truyện, mối tình cũng như tên chàng trai – người yêu Lysia mới được lộ diện. Nhưng tình yêu tha thiết ấy đã xuất hiện ngay từ đầu tiểu thuyết, ẩn chứa trong ánh mắt cháy bỏng, lúc nào cũng xa xăm của cô giáo trẻ Lysia từ những ngày đầu đặt chân đến thị trấn nhỏ. Nụ cười, ánh mắt, hơi thở, giọng nói, thậm chí cả những bước chân của cô dường như không thuộc về thời hiện tại, không thuộc về không gian đang trực tiếp bao bọc lấy cô hàng ngày. Tất cả những trìu mến, kiều diễm, đắm say ấy thuộc về một vùng trời khác, một khung cảnh khác và chỉ dành cho một người duy nhất – người yêu cô. Chiến tranh đã chia cắt hai người ở hai đầu chiến tuyến. Người yêu cô nhập ngũ và Lysia bằng tình yêu mãnh liệt của mình đã quyết tâm đến gần hơn với anh, để được nhìn thấy nơi xa mờ, chút khói súng và tiếng súng đạn đâu đó vang đến, giúp cô vơi bớt nỗi mong nhớ người yêu. Tác giả đã dành riêng gần chục trang viết để kể lại nội dung chi tiết từng trang nhật kí, từng bức thư cô gửi người yêu, những trang viết ấy quả là những bản nhạc đẹp nhất, dữ dội và mãnh liệt nhất về tình yêu thời chiến. Những rạn vỡ trong mối tình này cũng thể hiện một cách rõ nhất trong những trang viết đó. Một mối tình xa cách mà hai người

phải vật vã với nỗi nhớ, sự thiếu thốn hơi ấm, tiếng cười của nhau, một mối tình đã băng lên trên lửa đạn chiến tranh và nhận về đủ đầy những ngọt ngào và cả những thương tích trong tâm hồn yêu sôi nổi của hai con người trẻ tuổi.

Cũng cùng chung một tình cảnh chia cách là mối tình của Brodeck và người vợ xinh đẹp – Emélia. Mối tình của Brodeck là một tuyến truyện quan trọng trong tiểu thuyết Báo cáo của Brodeck, đưa lại cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật này, vì thế cũng được tác giả kể lại chi tiết và tường tận. Cảnh chia ly giữa Brodeck và Emélia được kể lại với những chi tiết sống động nhất. Bọn lính lạ vào làng truy quét những phần tử ngoại bang, dị biệt để đi đày trong trại tập trung, và người làng đã chọn Brodeck như một vật thế thân. Cảnh khi bọn lính áp giải Brodeck trong sự giằng kéo của Emélia là đoạn văn sống động và ám ảnh người đọc khôn cùng: “Chúng túm lấy tay tôi, lôi tôi ra ngoài trong khi đó Emélia gào thét, bíu lấy tôi, cố đánh lại bọn chúng bằng những nắm đấm bé nhỏ của mình…Emélia cố ôm ghì lấy tôi, họ đẩy nàng ra, nàng ngã vật xuống đất. “Anh sẽ quay về, Brodeck! Anh sẽ quay về!” – nàng hét lên” [18, tr. 298]. Chính những câu nói này đã trở thành sợi dây mỏng manh mà bền chắc để Brodeck bám lấy và sống sót trong trại tập trung.

Có thể thấy, tình yêu trong thời chiến thường gắn với chia ly, để có được hạnh phúc vững bền quả là khó. Philippe Claudel đã lột tả thành công những mất mát tình yêu trong chiến tranh qua khả năng sử dụng ngôn ngữ sinh động cộng với việc thấu hiểu tâm lý con người trong hoàn cảnh phải chia lìa. Tác giả đưa vào những cuộc chia ly nỗi đau đớn, mất mát, nhưng không hề nguôi hi vọng và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.

Philippe Claudel không chỉ quan tâm đến tình yêu trong thời chiến mà ông còn chú ý đến những mất mát tình cảm ở không gian bên lề cuộc chiến. Đó là nỗi đau không cứu được vợ của nhân vật viên cảnh sát trong Những linh hồn xám, đó là tình yêu của nhân vật ông Linh, ông Bark trong Cháu gái ông

Linh, của ông chủ quán rượu trong Báo cáo của Brodeck dành cho người vợ đã khuất bóng của mình. Trong suốt hơn ba trăm trang của tiểu thuyết Những linh hồn xám, câu chuyện về người vợ trở đi trở lại nhiều lần trong nỗi đau đớn lặng câm của người kể chuyện – viên cảnh sát về hưu. Vì mọi phương tiện giao thông và liên lạc bị trưng dụng cho chiến tranh, viên cảnh sát đã không thể về nhà cùng người vợ đang mang thai, lúc đó đang đau đẻ và dần yếu sức đi trong đơn độc. Nỗi buồn hận, day dứt và tình yêu sâu sắc dành cho vợ đã khiến viên cảnh sát sống quãng đời còn lại trong mặc cảm mang tội, nhân vật mất phương hướng, buông lơi cuộc sống. Tâm lý này của người kể chuyện cũng ảnh hưởng đến giọng điệu trầm buồn của cuốn tiểu thuyết.

Tính chất của tình yêu trong tiểu thuyết của Philippe Claudel mang màu sắc đau đớn tột cùng nhưng không tuyệt vọng. Hầu như mọi câu chuyện tình yêu trong bộ ba tiểu thuyết của ông đều đi đến kết cục chia biệt, rất nhiều mối tình cách biệt âm dương. Còn nếu vẫn may mắn bên cạnh nhau thì một trong hai lại bị mất nhận thức về cuộc sống như vợ chồng Brodeck, ở một phương diện nào đó, Brodeck cũng đang đơn độc trong cuộc đời. Tuy nhiên, dù mọi mối tình đều rạn vỡ, các nhân vật đều phải nếm trải những đớn đau mà chiến tranh đưa lại nhưng trên hết, vẻ đẹp của tình yêu vẫn không thể mất đi, vẫn lấp lánh một vẻ đẹp vừa kín đáo vừa mãnh liệt. Đó chính là nét đẹp nhân văn trong sáng tác của Philippe Claudel.

Tiểu kết

Tóm lại, vấn đề chấn thương được nhìn nhận trong mối tương quan với đề tài chiến tranh đã phác lộ ra nhiều khía cạnh đáng chú ý. Chiến tranh trong lịch sử đã làm nảy sinh vô vàn những chấn thương lên đời sống con người, khi đi vào tiểu thuyết của Philippe Claudel, đã được hình tượng hóa thành những biểu trưng ngôn từ đặc sắc. Thông qua hai dạng biểu tượng: sắc màu và không gian, có thể hình dung được một cách sinh động về bối cảnh loạn li cũng như tình thế sống của con người trong chiến tranh. Bộ ba tiểu thuyết của Philippe Claudel đưa lại ấn tượng về một không gian vụn vỡ, gãy đổ và không có nhiều màu sắc, chủ yếu là các gam màu xám lạnh với những biến thể khác nhau. Và đó cũng là cách mà nhà văn lựa chọn để mô tả những trạng thái đảo lộn và rạn vỡ của đời sống. Đồng thời qua đó, thể hiện đầy đủ cảm thức hiện sinh của nhân vật chấn thương, chất chứa nhiều vết thương lòng trước những chấn động dữ dội của thời đại, của nhân sinh, thế sự.

Bên cạnh đó, chấn thương của con người được nhà văn nhìn nhận trong mối tương quan với các mối quan hệ đa dạng. Cách nhìn nhận này chứng tỏ sự thấu hiểu triệt để của tác giả về sự hình thành nhân cách con người trong biến động đời sống. Từ việc phô bày những góc khuất tinh thần, đến việc xác lập ý thức về thân phận cá nhân, cho tới việc thừa nhận và diễn đạt lại những tổn thương tâm lý, diện mạo nhân vật chấn thương đã dần hoàn thiện, giàu sức sống và cá tính tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)