Nhân vật và các hình thức diễn ngôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 105 - 106)

CHƢƠNG 3 : VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT

3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thƣơng

3.2.1 Nhân vật và các hình thức diễn ngôn

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khái niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù, các từ then chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến trong xã hội. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Nhưng diễn ngôn không phải là cách nói thế nào trong tương quan với

nói cái gì, không phải là hình thức. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt mà là bản thể tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Do đó nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu tư tưởng.

Trong tác phẩm văn học, diễn ngôn nhân vật là một dạng thức đặc thù, là phương diện thể hiện những nét cơ bản trong cuộc đời và số phận nhân vật. Bởi lẽ nhân vật là trung tâm hồn cốt của một tác phẩm văn học bất kỳ, thông qua kênh giao tiếp đối thoại trực tiếp hay độc thoại nội tâm giúp chúng ta hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm ẩn sâu trong chiều sâu tâm hồn con người. Vì thế diễn ngôn nhân vật chính là kênh đưa bạn đọc đến với nhân vật một cách nhanh nhất. Hiểu được nhân vật cũng chính là chúng ta hiểu được giá trị nội dung, tư tưởng mà tác giả gửi gắm. Diễn ngôn nhân vật là diễn ngôn trực tiếp bao gồm lời đối thoại và độc thoại. Qua hệ thống diễn ngôn đó góp phần xây dựng nên hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)