Độc thoại – âm vang của cái tôi đầy thương tích

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 106 - 113)

CHƢƠNG 3 : VẤN ĐỀ CHẤN THƢƠNG QUA CÁC KIỂU NHÂN VẬT

3.2 Nghệ thuật phân tích nhân vật chấn thƣơng

3.2.1.1 Độc thoại – âm vang của cái tôi đầy thương tích

Độc thoại được định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy đặc biệt của nó”. Trong lịch sử văn học nhân loại, thủ pháp độc thoại đã xuất hiện từ rất sớm ở thể loại kịch. Khi bước sang thời kỳ cận đại và hiện đại, độc thoại bắt đầu có vai trò mới: truyền đạt hoạt động nội tâm. Qua đó, bức tranh tâm lý của nhân vật sẽ được biểu hiện rõ rệt, tinh tế và tỉ mỉ thành câu chữ, để người tiếp nhận có thể lắng nghe nỗi lòng của chủ thể tự sự. Hơn nữa, đó cũng là phương cách gia tăng sự tự do cho chính nhân vật, mà nhà văn không cần phải phát ngôn hộ hay có thể áp đặt tư duy chủ quan của mình một cách đơn tuyến. Kiểu nhân vật độc thoại này chúng ta đã từng bắt gặp trong một số tiểu thuyết như nhân vật M.Berg trong Người đọc của Bernhand Schlinhk hay cô bé Trung Hoa trong tác phẩm Người Tình của M.Duras. Chính nhờ độc

thoại, nhân vật đi sâu vào “cái tôi” thực sự của mình để khỏa lấp khoảng trống trong mình nó.

Trong các tiểu thuyết của Philippe Claudel, yếu tố độc thoại xuất hiện rất phổ biến, lấn át hình thức đối thoại. Ở đó, hình tượng nhân vật xuất hiện như những cá thể chủ động, tự nhận thức và được nhận thức trọn vẹn. Khi ấy, nhân cách nhân vật hiện lên không chỉ ở bề ngoài, bề nổi, mà còn cả bề ngầm, bề sâu, nơi mà điểm nhìn khách quan khó lòng với tới. Từ đó, những vết thương tinh thần, những ẩn ức và ám ảnh từ tiềm thức, vô thức, sẽ có cơ hội hiển hiện rõ rệt và sống động, thông qua âm vang riêng tư tỏa ra từ chính sự trải nghiệm của chủ thể.

Trước hết, vấn đề độc thoại mang trong mình cảm quan “đánh mất tiếng nói”, đánh mất khả năng giao tiếp trực diện với thế giới xung quanh để thu về trong ốc đảo tư tưởng riêng biệt.

Một mặt, nó biểu hiện cho tầm hoạt động mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, mà chiều kích ngược lại là việc khước từ thỏa hiệp và trao đổi với thế giới. Điều này bắt nguồn từ tâm thế “trật khớp”, lạc lõng giữa sự đời, giữa cõi người hỗn tạp, biến động, không còn tri âm, không còn tâm hồn hay thế hệ đồng điệu. Nhìn chung, hành động này vừa là sự chủ động, vừa là trạng thái bị động tất yếu trong quá trình con người giao lưu thất bại với cộng đồng bên ngoài. Tính hai mặt của vấn đề cho thấy thứ bi kịch tiềm tàng của thực trạng “đánh mất tiếng nói”, khi con người chỉ có thể giao tiếp chủ yếu trong phạm vi chính mình. Trong tiểu thuyết của Philippe Claudel, xuất hiện khá nhiều những nhân vật như thế. Đó là nhân vật viên cảnh sát về hưu trong Những linh hồn xám, nỗi đau từ một xã hội hỗn độn với những vụ án chết người khó lí giải, cộng với nỗi day dứt mất đi người vợ thân yêu đã khiến nỗi đau trong anh đông đặc lại. Anh thu mình về trong khoảng không gian riêng anh với những tự vấn, diễn giải, tâm sự, tranh luận với chính mình. Sau khi vợ mất,

anh sống như một cái bóng lầm lũi, hằng ngày, anh nói chuyện với vợ mình trong tâm tưởng. Chỉ có vợ là người duy nhất anh cảm thấy có thể thoải mái sẻ chia những tâm tư sâu kín của mình, anh trò chuyện với vợ như một cách trò chuyện với chính mình. Hay như ở cô giáo Lysia, một cô gái trẻ sống chủ yếu thời gian với nỗi nhớ người yêu ngoài chiến trận. Cô vẫn cười nói, vẫn chào hỏi những người xung quanh như một phép lịch sự, còn “tiếng nói” thực sự của lòng cô, Lysia trao gửi hết đến người yêu thông qua thư từ, nhật ký, những cuộc nói chuyện tình tứ, say mê mà cô tự tưởng tượng trong nỗi khao khát yêu đương của chính mình. Tác giả đã rất tinh tế khi miêu tả ánh mắt và nụ cười của nhân vật này, luôn hướng về xa xăm, như trao gửi đến một nơi vô định nào đó chứ ko phải với người đối diện.

Mặt khác, cảm thức “đánh mất tiếng nói”, sâu xa hơn, còn gắn liền với trạng thái bị tước đoạt “quyền giao tiếp”, hay nói cách khác, là việc nhân vật – chủ thể, bị dạt ra bên lề thời đại, đánh mất vị thế thực sự của mình. Đó là số phận của nhân vật Brodeck và nhân vật ông Linh. Nếu Brodeck bị đẩy ra bên lề các cuộc đối thoại vì thân phận dị biệt của mình thì ông Linh cũng phải cam chịu mất “quyền giao tiếp” vì thân phận lưu vong, bất đồng ngôn ngữ ở nước người. Không phải ai trong làng cũng đều tiếp chuyện Brodeck, có những người chỉ nhổ nước bọt quay đi, ông Linh cũng vậy, ông chỉ thực sự được trò chuyện khi may mắn gặp được người bạn ngoại quốc. Vì mất đi quyền được giao tiếp với xã hội ở thời điểm hiện tại, tâm tưởng nhân vật luôn bị hút xoáy về hướng quá khứ, và không khỏi chìm lấp trong hoài niệm. Vậy nên, độc thoại xuất hiện như một phương thức để họ trò chuyện với dĩ vãng, với chính mình, bởi nhu cầu giao tiếp, trò chuyện cũng chính là một nhu cầu căn bản của cuộc sống. Quả thật, “đánh mất tiếng nói” chỉ là cách gọi tên trạng thái lặng lẽ giữa cuộc đời, còn về cơ bản, tiếng nói của nội tâm lại càng nảy nở, vang động mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, nghệ thuật độc thoại, với dạng nhân vật chấn thương, còn được xem như một phương thức tự đối thoại khả dụng. Nó cho thấy sự ám ảnh dai dẳng của cảm quan sám hối trong góc khuất tâm hồn con người. Bởi, khi mang những vết thương còn nhức nhối, thì việc tự soi chiếu nó và tự sám hối trước mặc cảm tội lỗi của mình, chính là cách thức để tìm thấy mình và xoa dịu những nỗi đau đó. Khi những ngóc ngách bí ẩn, những chi tiết tỉ mẩn trên bức tranh nội tâm của con người được phát lộ, thì đó cũng là lúc cá nhân trở nên hiện hữu và sống động nhất. Hình tượng văn học mà nhà văn xây dựng sẽ thoát dần khỏi lớp vỏ của khuôn khổ và chất liệu, để thực sự dấn thân và cất lên tiếng nói chủ đạo, một tiếng nói gây được lòng tin. Cảm thức ấy cứ xoay đi trở lại trong anh, mà dòng độc thoại nội tâm đó chính là sự tự khẳng định nghiệt ngã. Nhân vật viên cảnh sát luôn day dứt về việc đã không có mặt khi người vợ gặp cơn đau đớn đến chết. Anh không thể cứu vợ bởi những con đường, những phương tiện liên lạc đã bị cắt đứt bởi chiến tranh nhưng trong anh, cái chết của vợ hoàn toàn do chính anh gây ra. Nhân vật này từng thú nhận ở cuối truyện: “Cả cuộc đời tôi chỉ lo đối thoại với một vài người đã chết” [20, tr. 294]. Anh tiếc cả nụ hôn mà anh chưa kịp trao đến vợ trước lần gặp gỡ cuối cùng. Nỗi tiếc nhớ, ân hận dày vò khiến trong tâm tưởng, anh thường xuyên thanh minh, thú tội, xin vợ tha thứ. Có lúc nhân vật đã rơi vào trạng thái hoang mang và mất phương hướng về hành động của mình: “Tất cả những điều tôi viết để làm gì? Để làm gì những dòng chữ chen chúc nhau như những con ngỗng mùa đông và những ngôn từ tôi khâu vá mà không thấy gì cả” [20, tr. 91-92]. Những lời đối thoại với bản thân như vậy càng nhấn mạnh hơn nỗi đau của anh ta. Tự đặt câu hỏi để rồi tự tìm cho mình câu trả lời “Tôi viết. Thế thôi. Viết như là một cách tôi tự nói với chính mình” [20, tr. 92].

Không trò chuyện, không giao tiếp, hay là không tìm cho mình được một người thực sự hiểu mình giữa vòng đời điên đảo đã đẩy nhân vật đi sâu hơn

vào bi kịch của sự cô đơn. Nhân vật trong tiểu thuyết của Philippe Claudel sống với tâm trạng day dứt, trăn trở với những giằng xé trong tâm hồn. Với những câu chuyện của chính mình hay của người khác đều làm nhân vật phải suy tư. Thế nên có những lúc qua độc thoại nội tâm của nhân vật ta nhận ra triết lý của người đó, hay chăng, chính là quan niệm của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Đó là triết lý về con người: “Tôi không biết là người ta có thể nói về hoa. Ý tôi muốn nói tôi không biết là chỉ bằng cách nói về hoa thôi mà người ta có thể nói về con người mà không nhất thiết phải nói lên hai chữ con người” [20, tr. 174]. Về chiến tranh: “Và tôi hiểu điều đó: chiến tranh không chỉ giết người hàng loạt mà còn xẻ đôi thế giới và những kỉ niệm của chúng ta, như thể tất cả những gì diễn ra trước đó đều ở trên thiên đường, trong một chiếc túi cũ kỹ mà không ai dám thò tay vào nữa” [20, tr. 58]. Với cách thể hiện triết lý hòa vào lời độc thoại, hòa vào dòng tâm trạng của nhân vật, nhà văn đã chuyển tải được nhiều hơn những gì ông viết. Chiều sâu tâm trạng của nhân vật được bới tung lên để người đọc đi vào khám phá. Vụ án, chiến tranh, tình yêu, nỗi đau, cô đơn... lần lượt bước qua dòng hoài niệm và lắng tụ lại trong tâm hồn nhân vật.

Ngoài ra, một trong những biểu hiện ở mức độ cao của yếu tố độc thoại là sự xuất hiện của thủ pháp dòng ý thức. Độc thoại nội tâm là cấp độ ban đầu của dòng ý thức, còn để đạt đến trạng thái diễn đạt đó, thì người viết phải hòa quyện trọn vẹn tiếng nói của tự sự thành tiếng nói của cái tôi bên trong nhân vật, thậm chí đồng nhất nó, với đầy đủ sự cụ thể, tỉ mỉ và những yếu tố bên lề ý thức như tiềm thức, vô thức, giấc mơ. Dòng ý thức, theo M.H.Abrams trong công trình Danh mục thuật ngữ văn học là: “một phương thức tự sự đảm nhận việc nắm bắt toàn bộ phạm vi và d ̣ng ch ảy tiến tŕnh tâm trí c ủa một nhân vật, trong đó những cảm nhận về ư nghĩa h ̣a lẫn với những suy nghĩ có ư thức và nửa ư thức, với những kỉ niệm, t́nh cảm và những sự liên tưởng ngẫu nhiên”.

Như vậy, sử dụng kĩ thuật d ̣ng ư thức chính là một bước tiến mới trong tư duy xây dựng nhân vật, nhằm chụp lại cận cảnh sơ đồ tâm lư phức hợp, đa b́nh diện dưới hệ quả chấn động của các vết thương từ bên trong.

Nh́n chung, trong ba tiểu thuyết của Philippe Claudel được khảo sát, thủ pháp d ̣ng ư thức in dấu đậm nét nhất ở hai tác phẩm, Báo cáo của Brodeck

Những linh hồn xám. Trong hai tiểu thuyết này, ḍng ư thức của nhân vật như quán xuyến tất cả, như thể câu chuyện này là câu chuyện của riêng anh, chỉ ḿnh anh được biết tường tận và có nghĩa vụ kể lại cho mọi người.

Có thể thấy, ở cấp độ đoạn văn th́ tính chất d ̣ng ư thức đă được vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo. Chẳng hạn đoạn văn sau đây trong Những linh hồn xám: “Rồi vừa thổi khói thuốc vừa tránh mặt tôi, ông thầm th́ “chị ấy mất quá nhiều máu...” Câu nói của ông lơ lửng trên không như khói thuốc vậy. Câu nói ấy không rơi xuống, không ngưng lại... Và ông bác sĩ tội nghiệp có đôi mắt thâm quầng, râu tua tủa ba ngày chưa cạo cứ rung rung theo từng câu nói... con người này, tự nhiên tôi muốn giết quách cho rồi. Chưa bao giờ tôi muốn được chính tay tôi giết người như lúc này, tôi chắc thế. Giết một cách điên khùng, hung bạo. Giết” [20, tr. 187]. Trong đoạn văn này, những câu đầu là của người kể chuyện nhưng ba câu cuối cùng điểm nh́n hoàn toàn r ơi vào nhân vật “tôi”. Anh ta nói lên suy nghĩ của ḿnh, suy nghĩ dù ác độc nhưng thể hiện được phần người đang dậy sóng trong l ̣ng anh ta . Sử dụng diễn ngôn độc thoại nội tâm ở chỗ này, bên cạnh việc để cho nhân vật tự đối diện với chính bản thân ḿnh , Philippe Claudel c ̣n d ẫn thẳng từ lời người kể chuyện sang độc thoại nội tâm của nhân vật. V́ thế nó tạo nên ngọn sóng dư ba âm ỉ, day dứt không thôi trong l ̣ng người tiếp nhận.

Mặt khác, ở cấp độ văn bản và toàn bộ ḍng chảy tự sự của nhân vật, th́ nỗi ám ảnh của yếu tố ḍng ư thức càng trở nên rơ nét. Sự kiện này tiếp nối sự kiện kia, lướt qua, rồi quay lại, cứ thế giày v ̣ trăn tr ở suốt tâm tư nhân vật. Chúng

hiện lên dưới dạng các phân mảnh của trải nghiệm, luôn luôn dang dở, luôn luôn chắp vá lại với nhau và không ngừng yêu cầu được xem xét, được nh́n nhận để thấu hiểu. Bởi vậy, xoay chuyển suốt giữa d ̣ng suy tư ởng ấy, là sự đan xen của kí ức, cảm giác và ấn tượng, cũng như của hiện tại và quá khứ, của các chiều không gian lồng hợp, va đập, dấp dính vào nhau. Chẳng hạn, ngay khi Brodeck đang đặt ḿnh trong th ời hiện tại, với câu chuyện về cuộc sống ở ngôi làng của anh, tức th́, mọi thứ có thể đột ngột xoay vần chuyển về quá khứ, với câu chuyện về trại tập trung, về tuổi ấu thơ... Lúc ấy, người đọc cũng ch́m trong d ̣ng h ồi ức của nhân vật, bị cuốn theo nó và hầu như nằm ngoài sự tác động của d ̣ng th ời gian đơn tuyến. Để rồi, bất giác những cuốn phim quay chậm đó ngắt quăng, dừng lại đột ngột ở một sự kiện nào đấy, khi tâm lư nhân vật đă quá mệt mỏi cho việc nhung nhớ, và thực tại tràn trề ùa về, kéo người đọc trở lại cái nền chung của câu chuyện chính.

Qua tầm ảnh hưởng của kĩ thuật d ̣ng ư th ức trên một phạm vi rộng như vậy, có thể thấy, độ mạnh mẽ của trường liên tưởng tự do phủ sóng lên toàn bộ câu chuyện. Liên tưởng tự do vừa là một đặc trưng, vừa là một thủ pháp phổ biến đối với nghệ thuật độc thoại nói chung và kĩ thuật d ̣ng ư th ức nói riêng. Việc liên tưởng tự do cho phép nhà văn chụp lại một cách trung thực bức tranh nội tâm của nhân vật, vốn không đứng yên mà luôn biến động, chuyển dịch không ngừng giữa hiện tại, quá khứ và tương lai.

Có thể nói, với việc vận dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm như một phương thức chủ đạo để diễn giải đời sống tâm lư nặng nề, ám ảnh, các tiểu thuyết trên đă cho thấy tính tương thích của nó đối với các đặc trưng về thi pháp tự sự chấn thương. Nói rơ hơn, đối với tự sự chấn thương, người kể chuyện (tự thuật, xưng “tôi”) đồng thời là nhân vật trung tâm, người nắm giữ điểm nh́n ch ủ đạo, và tất nhiên, nắm giữ luôn diễn ngôn trần thuật của tác phẩm. Ở đây, các yếu tố xoay chuyển trong câu chuyện, đều lấy trọng tâm là

chủ thể của chấn thương, và từ đó bung tỏa ra thành các tuyến phát triển. Thông qua tiếng nói riêng tư, cá thể của nội tâm nhân vật, người đọc sẽ được tiếp cận trực diện với những di chứng tâm lư đă hằn sâu lên tâm hồn đối tượng, mà không cần phải chú giải hay áp đặt. Nó là phương thức giao tiếp khả dụng của một cái tôi thương tích nặng nề đối với thế giới đương thời nhiều bộn bề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vẫn đề chấn thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel Luận văn ThS. Văn học 60 22 01 45 (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)