Một số biến cố cơ bản trong bảng kế hoạch ngân lưu

Một phần của tài liệu 322_bai giang QTDADT-DTTX doc (Trang 69 - 73)

Khấu hao

Khấu hao khơng phải là chi phí bằng tiền mặt mà nĩ chỉ là một hình thức bút tốn của kế tốn mà thơi, vì vậy nĩ khơng ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án. Vì vậy, khấu hao

khơng phải là một hạng mục ngân lưu. Khấu hao chỉ ảnh hưởng đến ngân lưu dự án một cách gián tiếp thơng qua thuế và giá trị thanh lý đối với tài sản cố định.

- Đối với thuế: Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nĩ ảnh hưởng đến lợi nhuận

trước thuế và làm thay đổi số thuế thu nhập mà dự án phải nộp. Khi mức khấu hao cao, lợi nhuận trước thuế giảm, số tiền chi nộp thuế giảm, từ đĩ làm ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gian tiếp của khấu hao đến ngân lưu dự án cịn được gọi là lá chắn thuế của khấu hao (Tax shield of depreciation).

- Đối với giá trị thanh lý tài sản: thường dựa vào phần giá trị máy mĩc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc dựa vào giá thị trường (giá trị thực tế của tài sản ở thời điểm thanh lý. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để định đúng giá trị thực tế của tài sản ở năm thanh lý? Thường thì dựa vào giá trị cịn lại chưa khấu hao hết của tài sản cố định.

Khoản thu so sánh với doanh thu bán hàng

Trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả. Tuy nhiên, khơng phải doanh thu bán hàng nào cũng được trả hết tiền, thường thì khách hàng chỉ trả một phần tiền và phần cịn lại thì họ nợ. Vì vậy bất cứ doanh thu bán hàng nào trong kỳ của doanh nghiệp cũng đều bao gồm doanh thu đã trả tiền và doanh thu chưa trả tiền. Doanh thu chưa trả tiền được thể hiện qua số dư cuối kì của khoản phải thu. Do đặc điểm phổ biến này trong hoạt động tiêu thu giữa người bán (nhà sản xuất) và người mua (khách hàng), nên khi phân tích khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ của dự án phải xem xét đến tác động của khoản phải thu bằng cách ước tính tỷ lệ số dư khoản phải thu thích hợp trong doanh thu của dự án. Khoản thu băng tiền từ doanh thu sẽ được xác định như sau:

Khoản thực thu

trong kỳ =

Doanh thu bán hàng

trong kỳ -

Khoản phải thu

cuối kỳ +

Khoản phải thu đầu kỳ

= Doanh thu bán hàng - Chênh lệch của khoản phải thu cuối kỳ và

đầu kỳ (∆AR)

- AR tăng: khoản nợ của khách hàng tăng lên, do đĩ số thực thu bằng tiền sẽ ít hơn doanh thu trong kỳ. Điều này tác động làm giảm ngân lưu rịng.

- AR giảm: thu hồi bớt nợ của khách hàng, do đĩ số thực thu bằng tiền sẽ nhiều hơn doanh thu trong kỳ. Điều này tác động làm tăng ngân lưu rịng.

- Giả định cuối dự án: AR = 0 nghĩa là các khoản phải thu phải được thu hết, điều này tác động làm tăng ngân lưu rịng cuối dự án.

Khoản chi so sánh với khoản mua (chi phí mua hàng)

Khi xác định chi phí mua hàng (chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu…) cho dự án, căn cứ vào nhu cầu hoạt động của dự án. Tuy nhiên, khơng phải khoản chi phí mua hàng nào cũng phải trả hết tiền. Mặt khác, khi xác định ngân lưu trong kỳ, ta chỉ ghi nhận số tiền thực trả, cịn khoản chưa trả tiền trong kỳ được thể hiện trong số dư khoản phải trả (AP) cuối kỳ. Tính đến cuối kỳ, khoản chi mua hàng trong kỳ sẽ được xác định như sau:

Khoản thực chi

trong kỳ =

Khoản mua

trong kỳ -

Khoản phải trả cuối

kỳ +

Khoản phải trả đầu kỳ

= Khoản mua

trong kỳ -

Chênh lệch của khoản phải trả cuối kỳ và đầu kỳ (∆AP)

Do đĩ, để ước lượng đúng khoản chi tiền hàng năm của dự án thì ngồi việc xác định chi phí mua hàng, cũng nên ước lượng tỷ lệ khoản phải trả cần thiết cĩ thể được.

- AP tăng: Tăng nợ nhà cung cấp, do đĩ số tiền thực chi mua hàng sẽ thấp hơn giá trị khoản mua vào trong kỳ. Điều này tác động làm tăng dịng ngân lưu rịng của dự án.

- AP giảm: Trả bớt nợ cho nhà cung cấp, do đĩ số tiền thực chị mua hàng sẽ nhiều

hơn giá trị khoản mua vào trong kỳ. Điều này tác động làm giảm ngân lưu rịng dự án.

- Đến cuối dự án AP = 0 nghĩa là đã trả hết các khoản phải trả, tác động làm giảm ngân lưu rịng của dự án.

Tiền mặt giữ để thực hiện các giao dịch

Tiền mặt giữ để thực hiện các giao dịch cịn được gọi là số dư tiền mặt của dự án. Đây là lượng tồn quỹ tiền mặt cần thiết để thực hiện các giao dịch cho các hoạt động hàng ngày. Dự án cần phải cĩ một mức tồn quỹ tiền mặt nhất định như là một yếu tố tài sản lưu động, vì vậy khi dự án được thực hiện, ta phải chi ra một khoản tiền để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt. Khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tăng sẽ làm tăng ngân lưu của dự án; ngược lại, khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng ngân lưu vào của dự án. Khi kết thúc dự án, tồn quỹ tiền mặt khơng cần nữa (CB = 0), lúc này dự án sẽ cĩ một khoản thu từ số tiền tồn quỹ này. Như vậy số dư tiền mặt khơng phải là một hạng mục ngân lưu. Chỉ khoản tăng hoặc giảm của số dư tiền mặt mới phản ánh vào trong bảng ngân lưu.

Trong doanh nghiệp, quỹ tiền mặt được xem là cơng cụ hoạch định quan trọng nhất trong hệ thống quản lý ngân lưu. Cơng cụ này cĩ lợi ở 2 mặt quan trọng sau:

- Nĩ làm giảm tính bấp bênh và vì thế dẫn đến sự giảm sút về nhu cầu các khoản tiền mặt dự phịng.

- Nĩ báo trước về mức thâm hụt ngân lưu sắp tới nhằm giúp cho Ban giám đốc cĩ đủ

thời gian để phản hồi lại với các giải pháp đã được lập ra một cách kỹ lưỡng.

Mục đích của hệ thống quản lý tiền là giảm thiểu tối đa việc sử dụng khơng hiệu quả các số dư tiền mặt. Điều này khơng đơn giản. Nĩ địi hỏi nhiều hơn việc giữ các số dư tiền mặt nhàn rỗi ở mức thấp nhất và trì hỗn các khoản chi tiền mặt.

Giá trị thanh lý tài sản

Giá trị thanh lý tài sản là một khoản ngân lưu vào của dự án, nĩ cĩ thể được xác định dựa vào giá trị thị trường (giá trị thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý hoặc dựa vào phần giá trị tài sản cố định chưa khấu hao hết, tức giá trị cịn lại trên sổ sách của tài sản đĩ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định đúng giá trị thực tế của tài sản ở năm thanh lý, đặc biệt là ở những năm cuối của vịng đời dự án. Vì vậy, để đơn giản, người ta thường quy ước với nhau là giá trị thanh lý tài sản sẽ được xác định dựa trên giá trị sổ sách của nĩ.

Chi phí chìm là những chi phí đã chi ra trước khi cĩ quyết định thực hiện dự án. Do đĩ, chi phí này sẽ khơng được tính vào ngân lưu dự án, bởi vì dù dự án cĩ được thực hiện hay khơng thì chi phí này cũng đã chi ra rồi. Ví dụ như các chi phí điều tra thăm dị thực tế để làm cơ sở đưa ra dự án (nhận diện cơ hội đầu tư), chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho dự án…

Xử lý các chi phí lịch sử

Chi phí lịch sử chính là giá gốc hay giá mua ban đầu của tài sản cố định. Chi phí lịch sử thường được đề cập nhiều trong các loại dự án khơi phục hoặc các dự án được bổ sung cho cơng trình hiện tại. Khi đĩ, những tài sản mà đã đầu tư trước đây, bây giờ được tiếp tục sử dụng và cĩ ảnh hưởng đến dự án mới này thìta phải tính chi phí cơ hội của tài sản đĩ. Chi phí cơ hội của tài sản đĩ cĩ thể được xác định dựa vào giá trị thị trường hoặc giá trị cịn lại chưa khấu hao hết của tài sản. Các chi phí này được đưa vào ngân lưu dự án như một thnàh phần của vốn đầu tư ban đầu. Nếu ta biết chính xác giá trị thị trường của tài sản thì nên dựa vào giá trị thị trường, nếu khơng biết chính xác giá trị thị trường của tài sản thì giá trị thanh lý tài sản cố định sẽ được xác định dựa vào giá trị cịn lại chưa khấu hao hết của tài sản đĩ. Cịn trong trường hợp giá trị tài sản được đầu tư trước đây được xem là chi phí chìm thì sẽ khơng được thể hiện vào ngân lưu của dự án đầu tư hiện hữu (tài sản khơng cĩ chi phí cơ hội).

Chi phí đất đai

Khi xác định chi phí đất đai tính tốn cho dự án, cần lưu ý một số khía cạnh quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp khác nhau trong việc tính gộp chi phí về đất vào thu chi của một dự án. Các khía cạnh đĩ là:

- Cần cĩ sự tách bạch giữa đầu tư vào đất đai so với đầu tư vào dự án.

- Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Khơng bao giờ gộp lãi hoặc lỗ về đất như khoản thu hoặc chi phí đối với khoản đầu tư vào đất nếu như khơng cĩ sự cải thiện hoặc tàn phá trực tiếp đối với đất đai bởi dự án.

- Chi phí về đất đai của dự án cĩ thể là chi phí cơ hội, hoặc giá trị thuê đất hàng năm hoặc chi phí vốn cho dự án suối thời gian sử dụng đất.

Xác định giá trị cịn lại năm cuối cùng khi kết thúc dự án

Thơng thường, kết thúc dự án khơng cĩ nghĩa là kết thúc hoạt động kinh doanh, và đời sống của dự án kéo dài vượt mquá khả năng dự báo tương lai. Vì vậy, để giải quyết cả hai vấn đề trên, nên dự tính giá trị cho tài sản vào năm cuối của phân tích thu – chi. Giá trị cịn lại này bao gồm: tài sản chưa khấu hao hết, đất đai thu hồi và giá trị thanh lý vốn lưu động.

Trong trường hợp giá trị tài sản chưa khấu hao hết, nên ghi nhận nĩ như một giá trị của ngân lưu vào. Sử dụng trình tự tính tốn giống như đã được áp dụng cho việc tính tốn các giá trị ban đầu của tài sản lịch sử.

Riêng đối với đất, do khơng cĩ hao mịn nen khơng tính khấu hao, do đĩ khi kết thúc dự án, sẽ ghi nhận giá trị của đất như một ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án, sử dụng giá trị ở giai đoạn đầu tư ban đầu.

Giá trị thanh lý vốn lưu động bao gồm các khoản AR, AP, CB và hàng tồn kho AI. Trong đĩ giá trị thanh lý hàng tồn kho được xác định theo giá vốn.

Ngân lưu trài trợ bao gồm dịng ngân lưu vào do đi vay và dịng ngân lưu ra do trả nợ (bao gồm nợ gốc và lãi đến hạn phải trả). Việc xác định khoản trả nợ sẽ dựa vào lịch trả nợ được xây dựng theo những thoản thuận dự kiến trong hợp đồng vay vốn đầu tư vào dự án giữa chủ đầu tư và ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Lãi vay

Lãi vay là một khoản chi phí tài chính và nĩ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của dự án. Lãi vay được xác định trong lịch trả nợ căn cứ vào giá trị nợ vay, lãi suất vay và các điều kiện trả nợ sẽ thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.

Lãi vay cĩ đưa vào ngân lưu hay khơng sẽ tùy thuộc vào quan điểm xây dựng ngân lưu. Nĩi chung, lãi vay vừa cĩ tác động trực tiếp vừa cĩ tác động gián tiếp đến ngân lưu thơng qua thuế thu nhập. Nếu dự án trả lãi vay nhiều, lợi nhuận trước thuế giảm, ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại. Tác động gián tiếp của lãi vay thơng qua thuế gọi là lá chắn thuế của lãi vay.

Một phần của tài liệu 322_bai giang QTDADT-DTTX doc (Trang 69 - 73)