Khái niệm việc làm, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.3. Khái niệm việc làm, nghề nghiệp

Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam đƣợc Quốc hội khoá IX thông qua đã khẳng định ở đoạn 1 điều 13, chƣơng II, việc làm “là mọi hoạt động lao động sáng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm” [15, tr.37].

Nhƣ vậy có thể khái quát nhƣ sau: Việc làm là những công việc, là những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội.

Về mặt kinh tế, việc làm gắn liền với quá trình sản xuất. Hiệu quả của

việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Giải quyết tốt đƣợc việc làm thì mới thúc đẩy đƣợc sản xuất phát triển, kinh tế mới đi lên. Đồng thời, kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm.

Về mặt xã hội, nếu giải quyết tốt đƣợc việc làm sẽ góp phần ổn định và

phát triển xã hội, sẽ hạn chế đƣợc tiêu cực xã hội, giữ vững đƣợc trật tự kỷ cƣơng, làm cho xã hội phát triển bền vững.

Về mặt chính trị, nếu không giải quyết tốt đƣợc việc làm xã hội sẽ bất

ổn. Thất nghiệp nhiều, phân tầng xã hội sẽ gia tăng. Bần cùng hoá xã hội sẽ phát triển, mâu thuẫn xã hội sẽ bùng nổ, xã hội mất bình yên, chính trị mất ổn định. Trên thế giới, nhiều chính phủ, nhiều chế độ chính trị đã bị đổ vỡ bởi đã không chú ý hoặc không có giải pháp hữu hiệu giải quyết tốt vấn đề việc làm.

Ngoài ra, việc làm không chỉ đơn thuần là hoạt động để kiếm sống mà còn là hoạt động sáng tạo; thông qua lao động, con ngƣời đƣợc hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc làm, đó là yêu cầu tất yếu của con ngƣời, là cơ sở tồn tại của xã hội là động lực phát triển bên trong

của mọi xã hội.

Khái niệm việc làm đầy đủ: Mức độ sử dụng thời gian lao động , năng

suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi ngƣời lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định ( Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày). Mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động. Vậy với những ngƣời làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập bằng hoặc lớn hơn tiền lƣơng tối thiểu hiện hành là những ngƣời có việc làm đầy đủ [39].

Khái niệm việc làm bán phần: là loại công việc làm không đủ thời

gian giờ hành chính quy định của nhà nƣớc 8 giờ mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 giờ đến 5 giờ mỗi ngày và không liên tục [39].

Khái niệm thất nghiệp: là tình trạng ngƣời lao động muốn có việc làm

mà không tìm đƣợc việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số ngƣời lao động không có việc làm trên tổng số lực lƣợng lao động xã hội [39].

Khái niệm nghề nghiệp: nghề nghiệp là tri thức và kĩ năng lao động mà

ngƣời lao động có đƣợc trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn, cho phép ngƣời đó có thể thực hiện đƣợc một loại hoạt động nhất định trong hệ thống phân công lao động xã hội. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật, việc phân ngành, phân nghề ngày càng mở rộng và chuyên sâu. Do vậy, ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo nghề nghiệp một cách cơ bản và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ việc nâng cao kĩ năng lao động thông qua môi trƣờng hoạt động thực

tiễn trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là trong một số nghề nghiệp mà kĩ năng, kĩ xảo dựa nhiều vào sự khéo léo nhƣ nghề nghiệp thủ công, mĩ nghệ, hay dựa vào kinh nghiệm truyền thống (nghệ thuật, y học cổ truyền...) [31].

Đến nay, xã hội loài ngƣời đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội lớn: lần 1 là chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; lần 2 là công nghiệp tách khỏi nông nghiệp và lần 3 là việc phát triển khoa học công nghệ. Cứ mỗi lần nhƣ vậy, xã hội con ngƣời lại càng phát triển những ngành nghề mới, chuyên sâu hơn, kỹ năng, kỹ thuật chuyên dụng hơn. Cho đến ngày nay, chúng ta đã có hàng ngàn ngành, nghề khác nhau với đối tƣợng lao động khác nhau, phƣơng pháp làm việc khác nhau, sản phẩm khác nhau và chuẩn tác phong nghề nghiệp cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)