CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. ỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, diện tích tự nhiên năm 2012 là 123.861,62 km2, dân số là 1.069.330 ngƣời gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) là: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc; tổng cộng có 112 xã, 25 phƣờng và thị trấn [37].
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố:
Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đƣờng ranh giới là dãy núi Tam Đảo.
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô.
Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, đƣờng quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng
chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đƣờng thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thiên nhiên ƣu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan và danh thắng kỳ thú nhƣ danh thắng Tây Thiên, khu nghỉ mát Tam Đảo, đền thờ Hai Bà Trƣng, tháp Bình Sơn, … là nơi để phát triển các loại hình du lịch nhƣ tham quan, nghỉ mát,…Ngoài ra còn có trên 500 di tích lịch sử, văn hóa với 170 di tích đƣợc xếp hạng, trong đó 67 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia. Vĩnh Phúc còn có nhiều hồ nƣớc ở những địa thế đẹp, là điểm du lịch nghỉ dƣỡng hấp dẫn so với các hồ khác ở Bắc Bộ. Điều kiện môi trƣờng và sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn giữ đƣợc yếu tố mà thiên nhiên ƣu đãi.
Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông đang chuyển đổi cơ cấu. Năm 2004 có cơ cấu kinh tế là công nghiệp (49,7%); dịch vụ (26,2%); nông nghiệp (24,1%); Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 8 năm (1997-2004) là 16,6%. Năm 2006, Vĩnh Phúc đã vƣơn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nƣớc về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài có tổng mức vốn đầu tƣ khoảng cả tỷ đô la và 15.600 tỷ đồng, Vĩnh Phúc có 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng, đứng thứ 7 của cả nƣớc, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà Nội, Hải Phòng.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [32].
2.1.2. Vài nét về thực trạng việc làm cho ngƣời lao động và ngƣời sau cai nghiện ma túy ở tỉnh Vĩnh Phúc
Tính đến tháng 9/2013, tại tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm đƣợc 19.671 lao động, đạt 89,5% kế hoạch năm (bằng 88% so với năm 2012). Trung tâm Giới thiệu việc làm tổ chức 32 phiên giao dịch việc làm. Kết quả đã có 451 lƣợt doanh nghiệp tham gia tuyển lao động tại Sàn giao dịch việc làm; số ngƣời đăng ký tìm việc tại Sàn là 4.077 ngƣời; số ngƣời đƣợc tuyển tại Sàn là 2.474 ngƣời, số ngƣời đƣợc các doanh nghiệp hẹn phỏng vấn là 236 ngƣời. Tƣ vấn cho lao động về chính sách lao động, việc làm và dạy nghề cho 14.851 lƣợt ngƣời; Giới thiệu việc làm: 6.034 ngƣời; Cung ứng lao động cho các doanh nghiệp: 3.215 ngƣời; Tổ chức tƣ vấn cho lao động đi xuất khẩu lao động: 482 ngƣời; Đăng ký thất nghiệp cho 3.986 ngƣời, trong đó 3.257 ngƣời có quyết định hƣởng Bảo hiểm thất nghiệp…
Qua điều tra rà soát ngƣời nghiện ma túy trên địa bàn 9/9 huyện/thành/thị, hiện nay Vĩnh Phúc có tổng số 2.012 ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý. Số ngƣời nghiện chủ yếu là nam giới (chiếm 99,3%). Cụ thể: Số ngƣời nghiện ma túy đang cai nghiện tại Trung tâm 06: 410 ngƣời. Số ngƣời nghiện ma túy tại cộng đồng: 1.602 ngƣời. Tính đến ngày 20/5/2014, trên địa bàn tỉnh có 09/137 xã, phƣờng không có đối tƣợng liên quan đến ma túy (không tăng giảm so với năm 2013). Có 128 xã, phƣờng, thị trấn có ma tuý, trong đó:
+ Số xã, phƣờng, thị trấn trọng điểm Loại I: 0 (không tăng giảm); + Số xã, phƣờng, thị trấn trọng điểm Loại II: 3 (không tăng giảm); + Số xã, phƣờng, thị trấn trọng điểm Loại III: 21 (giảm 8 đơn vị). + Số xã, phƣờng, thị trấn không trọng điểm về ma túy: 104 (tăng 8 đơn vị). [26].
2.1.3. Đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời sau cai nghiện ma túy
Đặc điểm nhân khẩu học là những yếu tố gắn liền với các cá nhân, đó là sự quy định về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn và đặc điểm gia đình. Chính nhờ đặc điểm nhân khẩu học mà có thể nhận biết đƣợc sự khác biệt của các cá nhân với nhau. Đối với những NSCNMT, việc tìm hiểu nhân khẩu học cũng giúp làm sáng tỏ nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc đƣợc hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề mà nghiên cứu đang hƣớng tới. Một cán bộ quản lý của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Vĩnh Phúc nhận định: “Thông tin nhân khẩu học cho phép
chúng tôi có cái nhìn tổng quan và nhanh chóng để đánh giá được những vấn đề, yếu tố, về thể chất, tinh thần và xã hội của người nghiện ma túy, đánh giá được tình trạng của người nghiện ma túy, từ đó có thể định hướng đào tạo hoặc tư vấn về cai nghiện, đào tạo nghề, tìm việc làm nghề gì phù hợp với họ”
2.1.3.1. Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ đào tạo nghề của người sau cai nghiện người sau cai nghiện
Độ tuổi của NSCNMT:
Dựa trên danh sách 354 NSCNMT đã trở về tái hòa nhập cộng đồng thì cuộc khảo sát tiến hành với số lƣợng khảo sát là 300 ngƣời, và nhận đƣợc 200 phản hồi phù hợp với nhu cầu của nghiên cứu cho thấy tất cả những ngƣời đƣợc khảo sát đều trong độ tuổi lao động. hông có ngƣời sau cai nghiện dƣới 18 tuổi; chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 25 đến 35 với 48,5% số ngƣời đƣợc khảo sát; tiếp theo là độ tuổi từ 35 đến 45 chiếm 27%; ngƣời từ độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 18,0% và ngƣời có độ tuổi từ 46 trở lên chỉ chiếm có 6,5% số ngƣời đƣợc khảo sát. Số liệu chi tiết đƣợc thể hiện trong bảng 2.1 dƣới đây.
Bảng 2.1: Tuổi của người sau cai nghiện
Tuổi của NSCNMT Tần xuất (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Dƣới 18 tuổi 0 0 Từ 18- 25 tuổi 36 18,0 Từ 25 -35 tuổi 97 48,5 Từ 35 – 45 tuổi 54 27,0 Từ 46 tuổi trở lên 13 6,5 Tổng 200 100.0
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Học vấn của NSCNMT:
Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của NSCNMT (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Trình độ học vấn của NSCNMT thƣờng tập trung ở bậc THCS (chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,6%) và bậc THPT chiếm tỷ lệ là 37,7% ; trình độ tiểu học chiếm 10,9% số ngƣời đƣợc khảo sát. Những ngƣời chƣa đi học/ hông đi học/không biết chữ và những ngƣời có trình độ từ Trung cấp trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và bằng nhau là 4,4% số ngƣời đƣợc hỏi.
2.1.3.2. Tình trạng hôn nhân và đặc điểm hộ gia đình của người sau cai nghiện
Hôn nhân của NSCNMT:
Tình trạng hôn nhân của NSCNMT trƣớc cai và sau quá trình THNCĐ hầu nhƣ không có nhiều thay đổi. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là tình trạng đã kết hôn của ngƣời đƣợc điều tra (với 61,2% số ngƣời trƣớc cai và 64,5% số ngƣời sau khi THNCĐ); tiếp theo là số ngƣời chƣa kết hôn/độc thân với 33,3% số ngƣời trƣớc cai và 30,1% số ngƣời sau khi THNCĐ; tình trạng ly hôn và ly thân đều chiếm tỷ lệ nhỏ trong số ngƣời đƣợc khảo sát (Xem biểu đồ 2.2)
Biểu đồ 2.2: Tình trạng hôn nhân trước cai và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Đặc điểm hộ gia đình của NSCNMT:
Gia đình hạt nhân là đặc điểm nổi bật nhất của đối tƣợng đƣợc khảo sát (chiếm tỷ lệ 70,5% số ngƣời trƣớc cai và 71% số ngƣời sau khi THNCĐ). Đây cũng là đặc điểm nổi bật của gia đình tại Việt Nam, khi mà gia đình hạt nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất. Gia đình có chủ hộ làm nghề tự do cũng chiếm tỷ
nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn với 32,8% số ngƣời trƣớc cai và 30,1% sau khi THNCĐ. Bên cạnh đó, gia đình từ 3 thế hệ trở nên cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 28,4% số ngƣời trƣớc cai và 27,3% số ngƣời sau khi THNCĐ (Xem Biểu đồ 2.3).
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm hộ gia đình trƣớc khi cai nghiện và sau khi
THNCĐ (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
2.1.3.3. Mức sống và địa bàn cư trú của người sau cai nghiện Mức sống của NSCNMT:
Mức sống của đối tƣợng đƣợc khảo sát về cơ bản không có nhiều sự thay đổi cả trƣớc khi cai và sau khi THNCĐ. Mức sống chủ yếu là trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 88% số ngƣời trƣớc cai và 85,2% sau khi THNCĐ. Không có hộ nào thuộc diện giàu có/khá giả đƣợc khảo sát. Số ngƣời có mức
sống nghèo trƣớc cai và sau khi THNCĐ chiếm tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là 12% và 14,2% số ngƣời đƣợc khảo sát. Chi tiết số liệu đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.4 dƣới đây.
Biểu đồ 2.4: Mức sống trước và sau khi tái hòa nhập của người sau cai nghiện (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Địa bàn cư trú của NSCNMT:
Địa bàn cƣ trú của ngƣời đƣợc khảo sát không có sự thay đổi trƣớc khi cai và sau khi THNCĐ: có 50,8% số ngƣời đƣợc khảo sát cƣ trú tại nông thôn và có 49,2% số ngƣời đƣợc khảo sát cƣ trú tại thành thị. Hầu hết ngƣời sau khi cai và THNCĐ đều trở về địa bàn/quê trƣớc đây của mình để tiếp tục sinh sống (Xem biểu đồ 2.5)
Biểu đồ 2.5: Địa bàn cư trú trước cai nghiện và sau khi THNCĐ (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
2.1.3.4. Quá trình nghiện ma túy và cai nghiện ma túy Thời gian nghiện ma túy: Thời gian nghiện ma túy:
Thời gian nghiện ma túy của ngƣời đƣợc khảo sát tập trung nhiều nhất vào khoảng từ 2 đến 4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,1% số ngƣời đƣợc khảo sát; tiếp theo là thời gian nghiện dƣới 2 năm chiếm tỷ lệ 26,2%; thời gian nghiện từ 4 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ 25,1% số ngƣời đƣợc khảo sát; thời gian nghiện từ 7 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ 13,7% và chỉ có 3,8% số ngƣời nghiện trên 10 năm. Số liệu chi tiết đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.6 dƣới đây.
Biểu đồ 2.6: Số năm nghiện ma túy của người sau cai nghiện (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Số lần cai nghiện ma túy:
Có 57,9% số ngƣời đƣợc khảo sát đã cai nghiện ma túy một lần và chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo có 38,8% số ngƣời đƣợc khảo sát cai nghiện hai lần và chỉ có 3,3% số ngƣời đƣợc khảo sát cai nghiện ma túy từ 3 lần trở lên. (Xem biểu đồ 2.7)
Biểu đồ 2.7: Số lần cai nghiện ma túy (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Thời gian THNCĐ của NSCNMT:
Thời gian THNCĐ của ngƣời sau cai nghiện có liên quan đến thực trạng việc làm của họ hiện nay. Theo số liệu khảo sát, thời gian THNCĐ dƣới 2 năm của ngƣời sau cai chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,3% số ngƣời đƣợc hỏi; tiếp theo là tái hòa nhập cộng đồng từ 2 năm đến 4 năm chiếm tỷ lệ 40,4%; thời gian từ 4 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ 12,6% và chỉ có 2,7% số ngƣời đƣợc khảo sát THNCĐ từ 7 năm trở lên. Chi tiết đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.8 dƣới đây.
Biểu đồ 2.8: Thời gian THNCĐ từ lần cai nghiện cuối đến nay (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.
Hình thức cai nghiện của NSCNMT đã THNCĐ:
Hầu hết số ngƣời đƣợc khảo sát đều thuộc diện phải cai nghiện bắt buộc với 98,4% số ngƣời đƣợc hỏi và chỉ có 1,6% số ngƣời đƣợc hỏi thuộc diện cai nghiện tự nguyện.
Nhƣ vậy, số liệu tập hợp từ cuộc khảo sát cho thấy, đa số NSCNMT đƣợc khảo sát có trình độ học vấn dƣới THCS là chủ yếu, trình độ đào tạo
nghề có sự khác biệt trƣớc khi cai nghiện và sau khi THNCĐ. Hầu hết ngƣời đƣợc khảo sát đã kết hôn và có mức sống trung bình. Chủ hộ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và thƣờng cai nghiện 1 lần là chủ yếu với thời gian tái hòa nhập nhiều nhất là dƣới 2 năm
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC BIỆN HỘ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VĨNH PHÚC NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VĨNH PHÚC
Biện hộ là vai trò của NVXH trong việc hỗ trợ đối tƣợng bảo vệ quyền của mình, thông qua đó sẽ thúc đẩy phúc lợi đối tƣợng. Bằng việc hỗ trợ đối tƣợng có thêm những hiểu biết về quyền của mình, cách thức tiến hành để có đƣợc quyền lợi một cách chính đáng, đối tƣợng sẽ có khả năng tự biện hộ cho mình một cách hiệu quả. Ví dụ, NVXH sẽ hỗ trợ đối tƣợng là ngƣời sau cai biết đƣợc mình có quyền đƣợc gia đình hoặc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ về tìm kiếm việc làm sau khi THNCĐ là một ví dụ về biện hộ. Việc thực hiện biện hộ sẽ theo phƣơng châm từ thấp đến cao. Bắt đầu từ những cuộc nói chuyện trình bày cấp gần nhất (ví dụ: cán bộ chính sách của xã, sau đó sẽ lên cấp huyện rồi đến cấp tỉnh và tòa án tối cao nếu nhƣ các cấp dƣới chƣa giải quyết đƣợc các khúc mắc của đối tƣợng).
Biện hộ là phƣơng pháp tiếp cận dựa trên quyền. Do vậy, để trở thành một nhân viên xã hội hỗ trợ cho ngƣời sau cai làm tốt vai trò biện hộ, ngƣời NVXH cần trang bị các kiến thức về luật pháp, chính sách dành cho ngƣời sau cai và gia đình ngƣời sau cai, hiểu biết các khó khăn cản trở đối với việc tìm hiểu về chính sách pháp luật của họ và gia đình để đƣa ra đƣợc các giải pháp hỗ trợ tăng cƣờng năng lực kịp thời, qua đó hỗ trợ họ các phƣơng pháp làm việc với các cơ quan có liên quan tới vấn đề để họ có thể tự biện hộ cho mình.
2.2.1.Công tác trợ giúp đào tạo nghề
Quy mô, mức độ đào tạo nghề
trình trƣớc cai nghiện và quá trình THNCĐ. Với ngƣời trƣớc cai nghiện, quá