CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.6. Khái niệm Cai nghiện ma túy
Điều trị nghiện ma túy bao gồm các hình thức điều trị cắt cơn kết hợp với dự phòng tái nghiện và điều trị thay thế.
Điều trị cắt cơn là sử dụng các thuốc đặc hiệu hoặc thuốc điều trị làm
giảm triệu chứng, có hoặc không kết hợp với các liệu pháp tâm lý để giúp ngƣời nghiện vƣợt qua hội chứng cai dễ dàng hơn.Gồm có cắt cơn có dùng thuốc và cắt cơn không dùng thuốc, chỉ hỗ trợ tâm lý xã hội [2].
Các hình thức cai nghiện ma túy đang đƣợc áp dụng
Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở chữa bệnh
Đây là hình thức cai nghiện đƣợc áp dụng với các đối tƣợng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng hoặc đã đƣợc giáo dục nhiều lần tại xã, phƣờng, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc đối tƣợng không có nơi cƣ trú nhất định. Tùy theo đặc điểm nhân thân, mức độ nghiện và theo qui định của UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc Trung ƣơng mà các đối tƣợng đƣợc đƣa vào cai nghiện tập trung tại cơ sở chữa bệnh với thời gian từ 1 đến 2 năm theo qui định của Luật Phòng, chống ma túy. Trong thời gian này, đối tƣợng đƣợc điều trị, phục hồi toàn diện các mặt tâm sinh lý kết hợp với giáo dục, tƣ vấn, dạy nghề, lao động sản xuất.
Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở chữa bệnh
Ngoài hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phƣơng đang áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh, thời gian cai nghiện tự nguyện từ 6 tháng đến một năm. Các đối tƣợng tự nguyện cũng đƣợc áp dụng qui trình chung về điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất thì tự giác tham gia).
Cai nghiện tại cộng đồng
Quy trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng là tổng hợp các phƣơng pháp, biện pháp đƣợc thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và áp dụng thống nhất nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhận thức, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và phòng, dự phòng tái nghiện cho ngƣời nghiện ma túy.
Theo quy định tại Nghị định 94/2010 về cai nghiện tại cộng đồng, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với ngƣời nghiện ma túy từ đủ mƣời hai tuổi trở lên. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng từ sáu tháng đến mƣời hai tháng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện tại gia đình, quyết định cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.
Đối với trường hợp cai nghiện tự nguyện: là ngƣời nghiện ma túy đang
cƣ trú tại cộng đồng, tự nguyện đăng ký cai nghiện nhƣng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình. Trong trƣờng hợp này, ngƣời nghiện ma túy hoặc gia đình, ngƣời giám hộ của ngƣời nghiện ma túy chƣa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: là ngƣời nghiện ma túy cƣ trú tại
cộng đồng nhƣng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
Điều trị thay thế giảm hại bằng Methadone hay Buprenorphin là một
biện pháp điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, đƣợc sử dụng theo đƣờng uống, dƣới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đƣờng máu nhƣ HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp ngƣời bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.
Methadone và Buprenorphine là một Chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dƣợc lý tƣơng tự nhƣ các CDTP khác (đồng vận) nhƣng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và không gây khoái cảm ở liều
điều trị.
Methadone và heroin đều tác động lên những thụ cảm thể giống nhau. hi đã điều trị đủ liều Methadone, heroin dùng thêm sẽ không có tác dụng gây khoái cảm và nhờ đó làm giảm tiến tới dừng sử dụng heroin. Thời gian bán hủy của Methadone từ 24 - 36 tiếng (heroin là 3-7 giờ). Do vậy khi sử dụng Methadone, ngƣời nghiện chỉ cần dùng một liều duy nhất phù hợp cho từng ngƣời trong ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là có tác dụng dung nạp chéo với các chất dạng thuốc phiện do đó ngƣời bệnh không xuất hiện hội chứng cai và thèm chất ma túy. Thời gian bán hủy kéo dài 24-36 giờ (Buprenophine: 48h; LAAM: 72h), chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày nên nồng độ ổn định. Hiệu quả cao với đƣờng uống, tránh ngƣời bệnh phải tiêm chích và tránh hiệu quả “flash” do tiêm chích. Dung nạp chậm nên tránh đƣợc khuynh hƣớng tăng liều. Cai Methadone dễ hơn cai heroin (giảm liều từ từ cho phù hợp với sự thích nghi của ngƣời bệnh) và có hiệu quả kinh tế cao.
Tại Việt Nam, điều trị thay thế Methadone đƣợc bắt đầu thí điểm năm 2008 tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, với sự thành công của chƣơng trình thí điểm tại TP. Hải Phòng và tại TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đã cho phép mở rộng chƣơng trình với mục tiêu 80,000 ngƣời đƣợc điều trị thay thế Methadone vào năm 2015. Tính đến 31/7/2013 đã có 62 cơ sở điều trị Methadone tại 20 tỉnh thành trong cả nƣớc với 14,000 ngƣời đang điều trị [2].
1.1.7. Khái niệm ngƣời sau cai nghiện ma túy
Ngƣời sau cai nghiện ma túy là ngƣời nghiện ma túy đã thực hiện xong quy trình cai nghiện ma túy theo quy định tại các cơ sở cai nghiện ma túy để tái hòa nhập cộng đồng và làm việc [1].
1.1.8. Khái niệm cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng
Cộng đồng, là khái niệm đã đƣợc sử dụng từ cuối thế kỷ 19, đến 1915 mới bắt đầu đƣợc nghiên cứu và phân tích một cách khoa học qua nghiên cứu của C.J.Galpin về mối quan hệ giữa các làng xã với môi trƣờng chung quanh. Từ đó đến nay, đã có nhiều định nghĩa có những điểm khác nhau về cộng đồng, song đều thống nhất cộng đồng là một tập hợp ngƣời sống trong cùng làng, xã có chung nền kinh tế, một nền văn hóa và đời sống xã hội chung… McMillan (1976) cho rằng khái niệm cộng đồng chỉ có đƣợc khi hội đủ những yếu tố sau đây: một căn cƣớc chung; cảm giác cá nhân mình quan trọng đối với tất cả những ngƣời khác và đối với cộng đồng; niềm tin chung và có những lợi ích cộng đồng.
Dựa trên nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó, Willmott (1986) đề cập ba yếu tố quan trọng tạo nên cộng đồng gồm: lãnh thổ; mối quan tâm chung (về tôn giáo, nghề nghiệp, quyền lợi, chủng tộc…) và sự gắn bó với nhau giữa các thành viên, đây là yếu tố quan trọng nhất vì nếu một nhóm ngƣời ở gần nhau nhƣng sống cô lập, không quan hệ gì với nhau thì giữa họ không có một cộng đồng. Trong khuôn khổ Luận văn, cộng đồng đƣợc hiểu là một tập hợp ngƣời mà ngƣời sau cai nghiện trở về sinh sống trong đó và chịu những ảnh hƣởng, đặc điểm chung của tập hợp đó [21, tr.187-188].
Ở góc độ Xã hội học, khái niệm tái hòa nhập đƣợc xây dựng thông qua các cuộc nghiên cứu về việc hội nhập cho các nhóm khác nhau trong xã hội, trong đó có ngƣời sau cai nghiện ma túy (NSCNMT). NSCNMT, trong thời gian cai nghiện tuy không biệt lập hoàn toàn với xã hội nhƣng lại bị cách ly khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, khi trở về cộng đồng họ không thể tránh khỏi, lúng túng cả về nhận thức, hành vi ứng xử, những rào cản của xã hội mà họ phải vƣợt qua. Do đó, tái hòa nhập cho ngƣời sau cai nghiện ma túy không chỉ là đƣa họ từ cơ sở cai nghiện về nơi cƣ trú, về với gia đình, cộng đồng dân cƣ nơi họ sống trƣớc đây mà là quá trình giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện
để họ xóa đi quá khứ lỗi lầm và mặc cảm, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, tạo lập cuộc sống bình thƣờng trong cộng đồng chống tái nghiện. Hiểu cách khác, THNCĐ là quá trình “xã hội hóa lặp lại” của ngƣời đã cai nghiện ma túy, thông qua giao tiếp với cộng đồng để nhận thức lại, tiếp thu và thực hành đúng các giá trị, chuẩn mực pháp lý, văn hóa ứng xử, đạo đức xã hội, để từ đó thích nghi và hội nhập đƣợc với cộng đồng.
Nhƣ vậy, quá trình tái hòa nhập là quá trình giúp cho ngƣời sau cai nghiện ma túy hội nhập với cộng đồng dƣới sự tác động, giúp đỡ của gia đình, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nơi họ cƣ trú để họ không tái nghiện. Tạo điều kiện cho họ có việc làm, tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập, đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; giúp họ trở nên bình đẳng và hòa nhập tốt nhất vào gia đình, cộng đồng, xã hội; thúc đẩy tính trách nhiệm, khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động để phòng, chống tái nghiện.
1.2. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các lý thuyết sau: lý thuyết hệ thống, lý thuyết sai lệch chuẩn mực, lý thuyết xã hội hoá và lý thuyết dán nhãn để phân tích, lý giải về thực trạng việc làm vận động trong tìm kiếm việc làm của NSCNMT hiện nay.
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng đƣợc vận dụng trong công tác xã hội (CTXH). Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ không thể thiếu đƣợc lý thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội (NVXH) cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm đƣợc nhƣ vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự hoàn thành tiến trình giúp đỡ của
mình. Chỉ khi nào thân chủ đƣợc sự giúp đỡ và tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà CTXH hƣớng đến.
Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork - Mĩ. Ông đã tốt nghiệp các trƣờng đại học: Vienna(1948), London(1949), Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ông là một lí thuyết sinh học cho rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngƣợc lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn”. Do đó con ngƣời là một bộ phận của xã hội và đƣợc tạo nên từ các phân tử, mà đƣợc tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Lý thuyết này đƣợc áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng nhƣ những hệ thống sinh học. Sau này, lý thuyết hệ thống đƣợc các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)…và phát triển. Ngƣời có công đƣa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới.
Trong công tác xã hội, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống đƣợc phân biệt rõ ràng là: Lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống tổng quát trọng tâm là hƣớng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập” trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trƣờng xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn đƣợc cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống.
Mô hình đời sống về thực hành CTXH của Germain và Gitterman (1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc đời nhìn nhận cá nhân nhƣ việc họ thích ứng thƣờng xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trƣờng sống của họ. Tất cả chúng đều biến đổi thông qua môi trƣờng. Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống trong đó không thích ứng đƣợc với môi trƣờng sống của họ. Áp dụng lý thuyết này vào vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề và có cách giải quyết tốt nhất. Mỗi cá nhân là một hệ thống, nhƣ vậy mỗi ngƣời sau cai, mỗi gia đình, nhân viên xã hội là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Những vấn đề trong Trung tâm xảy ra khi sự tƣơng tác giữa các tiểu hệ thống hay giữa các hệ thống khác nhau liên quan đến các tiểu hệ thống này có vấn đề. Theo thuyết hệ thống thì ngƣời sau cai có thể nằm trong các hệ thống nhƣ: gia đình, bạn bè, các nhóm cộng đồng, các tổ chức đoàn thể… Hiểu đƣợc lý thuyết hệ thống sẽ tìm ra đƣợc nguyên nhân của các vấn đề mà ngƣời sau cai đang gặp phải, thấy đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề đó mà cụ thể ở đây là vấn đề tìm kiếm việc làm và đƣa ra đƣợc những giải pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao [37].
Thuyết hệ thống giúp NVXH có những hiểu biết về thể chế, sự tƣơng tác của các hệ thống này với nhau và với các thành viên nhóm, biết đƣợc nhân tố nào hỗ trợ cho sự thay đổi sẽ tham gia vào tiến trình giúp đỡ thân chủ.
Khi thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã dựa vào Lý thuyết hệ thống để phân tích bốn tác nhân tác động đến thực trạng việc làm của NSCNMT gồm: i) Gia đình và địa bàn sinh sống; ii) Mạng lƣới quan hệ xã hội của ngƣời sau cai nghiện; iii) Hệ thống chính trị và quản lý của Nhà nƣớc và iv) Đặc điểm nhân khẩu học. Trong đó, mạng lƣới hệ thống hỗ trợ NSC rất hạn chế chủ yếu là dựa vào gia đình.
1.2.2. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực
Robert Merton (1910 – 2003) và Emile Durkheim (1858 - 1917) là một trong những đại diện tiêu biểu cho lý thuyết sai lệch chuẩn mực. Cả hai đại biểu này đều đi đến nghiên cứu khái niệm "anomie". Đây là khái niệm chỉ sự rối loạn, vô tổ chức do các cá nhân không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khái niệm quan trọng trong lý thuyết xã hội học, nhất là trong lĩnh vực xã hội học về tội phạm và lệch chuẩn. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quan niệm của R. Merton và E. Durkheim khi bàn về khái niệm "anomie".
Theo Durkheim, mọi xã hội đều đi từ kiểu đoàn kết cơ giới sang kiểu đoàn kết hữu cơ. Bƣớc chuyển từ hai hình thức đoàn kết này gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của sự phân công lao động xã hội. Xét về mặt lý thuyết, khi chuyên môn hóa tăng do phân công lao động tạo ra, sự đoàn kết và phụ thuộc giữa các thành viên trong xã hội cũng tăng theo. Nhƣng trong thực tế, chuyên môn hóa đã thay thế những mối quan tâm, những mục tiêu, những giá trị chung bằng các mối quan tâm, những mục tiêu và những giá trị của cá nhân. Ngoài ra, theo Durkheim, tình trạng anomie là đặc trƣng của những bối cảnh xã hội mà ở đó, những ham muốn của cá nhân có thể đƣợc bộc lộ một cách tự do, thiếu sự kiểm soát của những quy tắc xã hội. Lý thuyết này đƣợc vận dụng để so sánh sức mạnh giữa thiết chế nhà trƣờng, xã hội với những tự do cá nhân. Qua đó xem xét tính nghiêm minh của pháp luật, sức mạnh răn đe của những thiết