Quá trình nghiện ma túy và cai nghiện ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU

2.1.3.4. Quá trình nghiện ma túy và cai nghiện ma túy

Thời gian nghiện ma túy:

Thời gian nghiện ma túy của ngƣời đƣợc khảo sát tập trung nhiều nhất vào khoảng từ 2 đến 4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,1% số ngƣời đƣợc khảo sát; tiếp theo là thời gian nghiện dƣới 2 năm chiếm tỷ lệ 26,2%; thời gian nghiện từ 4 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ 25,1% số ngƣời đƣợc khảo sát; thời gian nghiện từ 7 năm đến 10 năm chiếm tỷ lệ 13,7% và chỉ có 3,8% số ngƣời nghiện trên 10 năm. Số liệu chi tiết đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.6 dƣới đây.

Biểu đồ 2.6: Số năm nghiện ma túy của người sau cai nghiện (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.

Số lần cai nghiện ma túy:

Có 57,9% số ngƣời đƣợc khảo sát đã cai nghiện ma túy một lần và chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo có 38,8% số ngƣời đƣợc khảo sát cai nghiện hai lần và chỉ có 3,3% số ngƣời đƣợc khảo sát cai nghiện ma túy từ 3 lần trở lên. (Xem biểu đồ 2.7)

Biểu đồ 2.7: Số lần cai nghiện ma túy (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.

Thời gian THNCĐ của NSCNMT:

Thời gian THNCĐ của ngƣời sau cai nghiện có liên quan đến thực trạng việc làm của họ hiện nay. Theo số liệu khảo sát, thời gian THNCĐ dƣới 2 năm của ngƣời sau cai chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,3% số ngƣời đƣợc hỏi; tiếp theo là tái hòa nhập cộng đồng từ 2 năm đến 4 năm chiếm tỷ lệ 40,4%; thời gian từ 4 năm đến 7 năm chiếm tỷ lệ 12,6% và chỉ có 2,7% số ngƣời đƣợc khảo sát THNCĐ từ 7 năm trở lên. Chi tiết đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.8 dƣới đây.

Biểu đồ 2.8: Thời gian THNCĐ từ lần cai nghiện cuối đến nay (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Vĩnh Phúc, 9/2014.

Hình thức cai nghiện của NSCNMT đã THNCĐ:

Hầu hết số ngƣời đƣợc khảo sát đều thuộc diện phải cai nghiện bắt buộc với 98,4% số ngƣời đƣợc hỏi và chỉ có 1,6% số ngƣời đƣợc hỏi thuộc diện cai nghiện tự nguyện.

Nhƣ vậy, số liệu tập hợp từ cuộc khảo sát cho thấy, đa số NSCNMT đƣợc khảo sát có trình độ học vấn dƣới THCS là chủ yếu, trình độ đào tạo

nghề có sự khác biệt trƣớc khi cai nghiện và sau khi THNCĐ. Hầu hết ngƣời đƣợc khảo sát đã kết hôn và có mức sống trung bình. Chủ hộ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và thƣờng cai nghiện 1 lần là chủ yếu với thời gian tái hòa nhập nhiều nhất là dƣới 2 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)