Khái niệm Ma tuý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.4. Khái niệm Ma tuý

Từ xa xƣa, do trình độ nhận thức của con ngƣời còn thấp, y học chƣa phát triển nên con ngƣời chỉ biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Trong các loại cây đó có cây thuốc phiện, cây cần sa, côca. Tuy nhiên, sau đó ngƣời ta cũng phát hiện ra tác hại của nó. Ở Việt Nam, “ma túy” đƣợc sử dụng ban đầu là thuốc phiện. Sau đó ma túy còn là cây cần sa và cây côca. Có ý kiến cho rằng gọi là “ma túy” bởi vì các chất này có tác dụng nhƣ ma thuật, ma quái có thể chữa một số bệnh có hiệu quả cao và tăng hƣng phấn hoặc ức chế thần kinh, giảm đau… Nó làm cho con ngƣời mê mẩn, ngây ngất, túy lúy. Trong tiềm thức của ngƣời Việt Nam “ma túy” đồng nghĩa với xấu xa, tội lỗi [32, tr. 11].

Theo tác giả Đặng Ngọc Hùng “Các chất ma túy là những chất độc có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc mãn tính do các chất ma túy gây nên cho ngƣời sử dụng chúng” [9, tr. 9].

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hƣớng thần đƣợc quy định trong các danh mục

do Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hƣớng thần”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (2005): chất gây nghiện là chất hóa học mà khi vào cơ thể nó gây thay đổi về thực thể và tâm lý của ngƣời đó. Ma túy là chất gây nghiện bất hợp pháp đƣợc pháp luật quy định trong Luật phòng, chống ma túy. Theo đó, “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng”, và “chất hƣớng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng”.[16, khoản 2 và khoản 3 Điều 2]. Định nghĩa này cho thấy chất gây nghiện và chất hƣớng thần có một số đặc điểm chung: chúng đều là những chất có tác động lên hệ thần kinh, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng gây nghiện. Chất gây nghiện - nhƣ tên gọi của nó, có khả năng gây nghiện cao hơn chất hƣớng thần.

Trong luật pháp Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” đƣợc định nghĩa và giải thích một cách gián tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hƣớng thần”. Hiện tại, các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam đƣợc liệt kê trong 3 Danh mục. Danh mục I gồm các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.. Danh mục II gồm các chất ma túy độc hại, đƣợc dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị. Danh mục III gồm các chất ma túy độc dƣợc đƣợc dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị.

Nhƣ vậy có thể quan niệm ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đƣợc đƣa vào cơ thể con ngƣời, nó có tác dụng làm thay

đổi trạng thái ý thức và sinh lý của ngƣời đó. Nếu lạm dụng ma túy, con ngƣời sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thƣơng và nguy hại cho ngƣời sử dụng và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)