Cách thức tiếp cận về tạo việc làm và giải quyết việc là mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1. Cách thức tiếp cận về tạo việc làm và giải quyết việc là mở Việt Nam

Việt Nam

Hiện tại, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, chính sách việc làm và thực hiện chính sách việc làm luôn đƣợc coi là một chính sách phục vụ quốc kế dân sinh cơ bản. Nhận thức sâu sắc những khó khăn, phức tạp về giải quyết việc làm trong quá trình đổi mới, tổ chức lại nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc, cải cách nền hành chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nƣớc đã có quan điểm và giải pháp cụ thể cho vấn đề việc làm của ngƣời lao động. Đại hội VIII của Đảng khẳng định:

Bảo đảm công ăn việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ tạo việc làm đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và ngƣời lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nƣớc tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề [5].

Tại Hội nghị Trung ƣơng VIII (khoá VIII), Đảng ta nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ về giải quyết việc làm và chỉ ra các biện pháp khả thi để thu hút lao động và tạo việc làm. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định:

“Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động”. Quan điểm này đƣợc nhấn mạnh tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ

IX, đó là: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con

người, ổn định và phát triển…phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế…tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao

động” [6, tr.210-211].

Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về chủ trƣơng, phƣơng hƣớng, biện pháp giải quyết việc làm đã nêu ra nội dung hết sức cơ bản, quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Những biện pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết việc làm cho ngƣời lao động thông qua:

 Lập Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

 Bổ sung, sửa đổi một số chính sách cụ thể, khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân tạo việc làm mới, thu hút ngƣời lao động.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập nêu rõ: Trên cơ sở đầu tƣ phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phƣơng thức, nâng cao chất lƣợng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động.

Kiên quyết khắc phục những bất hợp lý về tiền lƣơng, tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc; gắn cải cách tiền lƣơng với sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị. Gắn tiền lƣơng của ngƣời lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chăm lo bảo hộ lao động; cải thiện điều kiện làm việc; hạn chế tai nạn lao động; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý

nghiêm các vi phạm pháp luật lao động, đƣa việc thi hành pháp luật lao động vào nền nếp; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà, tiến bộ.

1.3.2. Chính sách việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời nghiện ma túy

Nhà nƣớc có chính sách để giải quyết việc làm cho đối tƣợng sau cai nghiện. Hàng năm, Chính phủ lập và thực hiện các chƣơng trình và quỹ giải quyết việc làm trình Quốc hội; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập chƣơng trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phƣơng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tham gia thực hiện các chƣơng trình và quỹ giải quyết việc làm.

Nghị định số 147/2003/NĐ-CP, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Nghị định số 43/2005/NĐ-CP; Thông tƣ của Bộ, Liên bộ đều xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành có liên quan, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời nghiện ma túy. Theo các quy định của Nhà nƣớc, ngƣời nghiện ma túy không những đƣợc chữa trị, cai nghiện, giáo dục, phục hồi, dạy nghề tại các Cơ sở chữa bệnh dành riêng cho các đối tƣợng này, mà còn đƣợc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, đƣợc ƣu tiên vay vốn để tạo việc làm tại gia đình; các cơ sở nhận số lao động là đối tƣợng này sẽ đƣợc xem xét, hỗ trợ đầu tƣ trên cơ sở đề án sản xuất…

Nhà nƣớc đã ban hành những văn bản pháp lý cai nghiện phục hồi đều quy định nhiệm vụ dạy nghề, tổ chức lao động cho ngƣời cai nghiện ở Trung tâm cai nghiện hay cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào dạy nghề, tạo việc làm cho đối tƣợng NSCNMT. Luật phòng chống ma túy (12/2000) quy định “Ngƣời đã cai nghiện ma túy đƣợc chính quyền cơ sở gia đình và các tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện họ

học nghề tạo việc làm, vay vốn, tham gia cá hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng” [7].

Ngày 03-6-2008, Quốc hội ban hành Luật số 16/2008/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2009 [16, Điều 33]. Theo đó, công tác quản lý sau cai nghiện ma túy đƣợc quy định tại Điều 33 sửa đổi nhƣ sau:

Nội dung quản lý sau cai nghiện bao gồm:

 Quản lý, hƣớng dẫn, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời đƣợc quản lý tại nơi cƣ trú;

 Quản lý, tƣ vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời đƣợc quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện.

 Ngƣời đƣợc quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất đƣợc hƣởng thành quả lao động của mình theo quy định của Chính phủ.

 Ngƣời đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện tại các cơ sở quản lý sau cai nghiện đƣợc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện.

Có thể nói, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác cai nghiện và quản lý sau cai đã thể hiện đƣợc sự nhất quán và quan tâm đến những ngƣời cai nghiện ma túy và NSCNMT. Điều này đã thể hiện rõ bản chất nhân đạo, nhân văn cao cả của Đảng, của Nhà nƣớc và đảm bảo quyền con ngƣời trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, chế độ, chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đối tƣợng nghiện ma túy tƣơng đối đầy đủ rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, để chính sách về

đào tạo nghề, chuyển nghề, tìm việc làm cho NSCNMT thực sự phát huy hiệu quả về kinh tế và xã hội, điều này do nguyên nhân từ chính NSCNMT từ cộng đồng, từ doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Do đó, giải quyết việc làm cho ngƣời sau cai nghiện để họ ổn định cuộc sống hiện đang là vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu nghiên cứu nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa.

1.3.3. Vài nét về thực trạng việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam

1.3.3.1. Chính sách tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Trƣơng Vĩnh Trọng tại thông báo số 316/TB- VPCP ngày 02/11/2009 của Văn phòng chính phủ, tại Hội nghị “Thực trạng và chính sách về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong công nhân, viên chức lao động” và ý

kiến chỉ đạo của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc tại thông báo số 271/TB- VPCP ngày 09/11/2011 tại cuộc họp kiểm điểm công tác 9 tháng và triển khai kế hoạch công tác năm 2011 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; giao Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ, sung chính sách, nhằm khuyến khích, hỗ trợ thiết thực cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, dạy nghề và sử dụng lao động là ngƣời sau cai nghiện [29].

Qua khảo sát, đánh giá “Các giải pháp tạo việc làm tái cộng đồng cho

người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” của

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho thấy những NSCNMT có việc làm ổn định có tỷ lệ tái nghiện là 25%, NSCNMT có việc làm không ổn định tỷ lệ tái nghiện là 28,5% và không có việc làm có tỷ lệ năm 38,9%. Vấn đề sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và sự thiếu gắn bó trong công việc chính là

cản trở quan trọng trong tiếp nhận, tạo việc làm cho ngƣời sau cai đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Mặc dù vậy, 100% đối tƣợng đƣợc hỏi vẫn coi sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và cộng đồng là điều kiện không thể thiếu khi họ cai nghiện và tạo dựng cuộc sống.

1.3.3.2. Công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy

Với nhận thức “doanh nghiệp và cộng đồng cùng dang tay giúp đỡ những người đã có một thời lầm lỡ, tạo cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời”,

tại một số tỉnh, thành phố, số lƣợng đơn vị kinh tế tâm huyết trong công tác xã hội đã tiếp nhận, sử dụng lao động - là NSCNMT đã có, nhƣng còn hạn chế. Ngƣời lao động là ngƣời sau cai và ngƣời mại dâm sau chữa trị ổn định công việc lâu dài tại đơn vị vẫn còn rất ít. Cụ thể, tại các tỉnh, thành phố thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ của doanh nghiệp trong công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện sau cai và người mại dâm sau chữa trị”, đã có gần 39.000 doanh nghiệp, tổ chức tham gia. Riêng về đóng bảo

hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thống kê, trong giai đoạn 2006- 2010, đã có 237 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 0,61%) hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện và ngƣời tái hòa nhập cộng đồng.

Giai đoạn từ năm 2006- 2010 tại cộng đồng có 353 đơn vị đã tiếp nhận 15.310 học viên vào làm việc, cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh (237 đơn vị), Hà Nội (35 đơn vị), Bạc Liêu (20 đơn vị), Hải Phòng (12 đơn vị), Bình Dƣơng (11 đơn vị), Yên Bái (08 đơn vị), Bắc Ninh (07 đơn vị), Lào Cai (05 đơn vị), Tuyên Quang (04 đơn vị), Quảng Ngãi (04 đơn vị), Hậu Giang (03 đơn vị), Bến Tre (03 đơn vị), Đà Nẵng (02 đơn vị), Cần Thơ (01 đơn vị), hánh Hòa (01 đơn vị), Lâm Đồng (01 đơn vị).

Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời mại dâm sau chữa trị và ngƣời nghiện sau cai còn đƣợc gắn với việc tham gia vào các hoạt động của các

Câu lạc bộ và các tổ tự quản. Đã có nhiều địa phƣơng duy trì hoặc thành lập mới các Câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng để trợ giúp, hỗ trợ ngƣời nghiện sau cai, ngƣời phụ nữ bán dâm hoàn lƣơng, kết hợp với cho vay tín dụng và trợ cấp khó khăn. Đã có 4.774 ngƣời nghiện sau cai trở về tái hòa nhập cộng đồng đƣợc vay vốn để tạo việc làm và ổn định cuộc sống [28].

Căn cứ vào kết quả triển khai công tác phòng chống ma túy giai đoạn 2006 – 2010, ngày 27-6-2011 Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg về “phê duyệt Chiến lƣợc Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030” với những nhiệm vụ chính nhƣ sau:

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp trong từng vùng miền, cho từng đối tƣợng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về phòng, chống ma túy với các tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng ngƣời dân, từng hộ gia đình.

Quản lý chặt chẽ ngƣời nghiện ma túy, áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục ngƣời nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho NSCNMT; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện.

Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý sau cai; tăng cƣờng quan hệ phối hợp giữa trung tâm quản lý sau cai nghiện với chính quyền xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời nghiện cƣ trú;

Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các loại thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện, chữa trị cho ngƣời nghiện; kịp thời nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện, chữa trị cho ngƣời nghiện các loại ma túy mới, nhất là ma túy tổng hợp; tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nƣớc để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào việc cai nghiện, chữa trị ở Việt Nam [25].

Kinh nghiệm cai nghiện ma túy tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy của các địa phƣơng khác

Mô hình cai nghiện 3 giai đoạn dựa vào “Công trường 06” của tỉnh Tuyên Quang

Từ năm 1996, tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng quy trình cai nghiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là điều trị cắt cơn, thời gian từ 3 đến 6 tháng, giai đoạn 2 là thời gian từ 1 đến 2 năm, đối tƣợng phải lao động tại công trƣờng 06 và giai đoạn 3 thời gian từ 2 năm trở lên, NSCNMT phải lao động, làm việc tại cộng đồng có sự quản lý của gia đình, của chính quyền xã phƣờng, và cộng đồng nơi cƣ trú. Mỗi huyện thị thành lập 1 công trƣờng là nơi NSCNMT đƣợc lao động và cách ly với môi trƣờng xã hội còn nhiều tệ nạn ma túy. Kinh phí giai đoạn 2 tại công trƣờng 06 do ngƣời nghiện tự lao động sản xuất để đảm bảo mức ăn hàng ngày (20.000 đồng/ngày). Nếu giai đoạn đầu chƣa đủ tiền ăn tỉnh cho ứng kinh phí trƣớc, sau có thu nhập từ lao động thì hoàn trả. Với phƣơng châm đủ việc làm, có thu nhập, thuận tiện cho công tác quản lý đối tƣợng, “Công trƣờng 06” đã tổ chức khai thác đá xây dựng, sản xuất gạch thủ công, đồ mộc dân dụng, làm đƣờng giao thông. Ngoài ra còn chăn nuôi lợn, gà, cá và trồng rau xanh để cải thiện đời sống. Tỉnh đã cho các công trƣờng vay tiền mặt làm vốn lƣu động để duy trì sản xuất, đầu tƣ kinh phí mua công cụ lao động và các dụng cụ cho các hoạt động văn hóa, thể thao. Đặc biệt, tỉnh đã tạo điều kiện cho công trƣờng bằng cách khuyến khích các cơ sở xây dựng đóng trên địa bàn tỉnh tiêu thụ sản phẩm của công trƣờng. Thời gian đầu, cơ sở vật chất của các “Công trƣờng 06” hầu nhƣ không có gì, đến nay các Công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)