MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 106 - 108)

2.2.1 .Công tác trợ giúp đào tạo nghề

3.1. MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM

VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY

3.1.1. Yếu tố kinh tế

Theo tổng quan kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013, không chỉ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mà cả khu vực công nghiệp, xây dựng tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng đạt thấp nhất kể từ 6 tháng đầu năm 2010 trở lại đây. Đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ trì trệ kéo dài của kinh tế trong cả năm 2013. Việc tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản, kéo theo lao động thiếu việc làm ngày một nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao nên công tác sắp xếp việc làm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với NSCNMT trình độ tay nghề còn thấp nhƣ hiện nay.

Kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tuy đang phát triển, nhƣng cũng đang có dấu hiệu chững lại theo xu thế khủng hoảng chung của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, sức ép về việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng rất lớn. Do tỉnh có nhiều khu/cụm công nghiệp đƣợc đầu tƣ, nên thu hút nhiều lao động cả trong tỉnh và ngoại tỉnh đến làm việc. Do khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chỉ giữ lại những lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu, do đó, NSCNMT lại càng có ít cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp này.

3.1.2. Yếu tố về xã hội

Nƣớc ta đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, vấn đề lao động dƣ thừa và thiếu việc làm cho lực lƣợng lao động nói chung, cũng đang là vấn đề rất bức xúc. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các địa phƣơng còn cao, thì vấn đề tìm kiếm việc làm cho ngƣời nghiện sau cai là vấn đề hết sức nan giải.

Kinh tế nƣớc ta phát triển chậm, đầu tƣ chƣa đồng đều, việc thu hút lao động không lớn. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn đầu tƣ nên hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả dẫn đến lao động thiếu việc làm; việc thuê mƣớn lao động đang phổ biến là hợp đồng ngắn hạn, tạm thời, không ổn định, theo kiểu làm công ngày và trả lƣơng ngay.

Biến đổi xã hội ngày càng lớn trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay (từ gia đình đến xã hội...), đã đặt ra những chuẩn mới trong việc làm và nghề nghiệp theo hƣớng chuyên môn hóa, trình độ tay nghề cao, đây là thách thức đối với NSCNMT.

Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá đã làm biến đổi sâu sắc quá trình lao động hiện nay. Cơ cấu lao động, ngành nghề thay đổi theo hƣớng lao động lành nghề, lao động trí tuệ với công nghệ cao ngày càng chiếm ƣu thế so với lao động công nghiệp truyền thống. Thị trƣờng lao động ở trong nƣớc hiện nay đòi hỏi lao động chất lƣợng cao. Đây cũng là điều khiến cho NSCNMT, khó có khả năng đáp ứng cả về trí lực và thể lực.

Thị trƣờng lao động trong nƣớc, khu vực và Quốc tế phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Từ đây, hệ biến đổi của việc làm cũng lớn hơn theo cả 2 cực: Có nhiều cơ hội cho tìm kiếm việc làm, đồng thời tính cạnh tranh việc làm cao và khả năng mất việc cũng rất lớn. Hơn nữa tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ hoặc đột biến của thị trƣờng thế giới, cộng với tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và quá trình toàn cầu

hoá khiến cho vấn đề lao động - việc làm trở thành vấn đề xã hội - kinh tế, xã hội - chính trị và xã hội - văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Thất nghiệp, thiếu việc làm cho ngƣời lao động đang trở thành căn bệnh kinh niên, mãn tính và khá nan giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã gây mất ổn định chính trị - xã hội cho nhiều quốc gia và khu vực. Trong bối cảnh này, cơ hội tìm việc làm cho NSCNMT càng thêm khó khăn.

Tình hình nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội khác diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, khiến quá trình quản lý của các ngành chức năng gặp nhiều khó khăn. Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội hiện đang trong tình trạng quá tải, xuống cấp do thiếu sự đầu tƣ nên việc chữa bệnh và đào tạo nghề cho các học viên còn gặp không ít trở ngại.

Cộng đồng và xã hội vẫn còn sự kỳ thị và xa lánh đối với NNMT, kể cả những NSCNMT. Một bộ phận cộng đồng còn mang tâm lý đề phòng, xa lánh. Điều này, đã hạn chế cơ hội tiếp xúc và tìm kiếm việc làm của NSCNMT trong quá trình THNCĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)