CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.2.4. Lý thuyết dán nhãn
Đại diện tiêu biểu của khuynh hƣớng này là Howard Becker, Edwin Lemert, Lawrence Sherman... Những ngƣời xây dựng lý thuyết cho rằng:
ngƣời ta bị gắn liền với vai trò tội phạm khi mà họ bị dán một cái nhãn là tội phạm, bị coi là kẻ xấu xa, bị tống giam hoặc bị loại ra khỏi các vai trò thông thƣờng. Các biện pháp cải tạo ít có khả năng tạo ra sự thay đổi hành vi của ngƣời phạm tội. Tội phạm là một khái niệm mang tính chủ quan và phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm của ngƣời đánh giá.
Các lý thuyết gia “dán nhãn” cho rằng, hành vi phạm tội không thể di truyền từ đời này sang đời khác. Thay vào đó, họ xác định rằng tội phạm là hệ quả của quá trình tƣơng tác giữa những ngƣời đã phạm tội và những ngƣời không phạm tội. Theo họ, mỗi ngƣời trong xã hội đều đƣợc gán nhiều hiệu nhãn khác nhau để xác định nét đặc trƣng của họ. Những cái nhãn nhƣ „thông minh‟, “trung thực”, „“thân thiện”, “chăm chỉ”, “hiền lành”..., gợi cho ngƣời khác những nét tiêu biểu về một mẫu hình nào đó. Những ngƣời đƣợc dán nhãn tích cực nhƣ vậy đƣợc cho là có nhiều khả năng thành công trong cuộc sống. Dù không gặp anh ta, thì ngƣời ta cũng nghĩ rằng anh ta là ngƣời gần gũi và dễ gần. Nhƣ vậy, những nhãn hiệu tích cực có thể giúp cá nhân cải thiện vị trí xã hội cũng nhƣ hình ảnh về bản thân mình trong con mắt của ngƣời khác. Ngƣợc lại, cũng có những ngƣời đƣợc dán những cái nhãn tiêu cực nhƣ “tâm thần”, “kẻ chuyên gây rắc rối”, “kẻ hƣ hỏng”, “đua đòi” hay “ngu ngốc”... Đây là những nhãn hiệu nhằm bêu xấu, hạ thấp ngƣời khác. Khi nghĩ đến những ngƣời nhƣ vậy, ngƣời ta cũng thƣờng nghĩ ngay đến những phẩm chất tiêu cực khác mà ngƣời đó có thể có. Chủ thể của quá trình dán nhãn này là những ngƣời thực thi pháp luật và những ngƣời có khả năng áp đặt những quan niệm đạo đức lên ngƣời khác. Các nhãn hiệu phân loại tội phạm thể hiện cấu trúc quyền lực trong xã hội. Các quy tắc, chuẩn mực xác định hành vi phạm tội là sự áp đặt của ngƣời có quyền đối với ngƣời không có quyền, nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác. Bởi thế cho nên, một hành vi đƣợc ngƣời này cho là sai lệch thì lại có thể đƣợc chấp nhận đƣợc bởi ngƣời
Để lý giải nguồn gốc của tội phạm, Edwin Lemert đã phát triển Thuyết dán nhãn và đƣa ra hai dạng hành vi sai lệch là sai lệch sơ cấp và sai lệch thứ cấp. Sai lệch sơ cấp (Primary Deviance) là những hành động sai lệch có thể không bị phát hiện và nó không ảnh hƣởng hoặc để lại hậu quả không đáng kể đến chủ thể của hành vi đó. Sai lệch thứ cấp (Secondary Deviance) là những biểu hiện lệch chuẩn bị phát hiện, bị xã hội phản ứng và cá nhân cũng chấp nhận việc bị ngƣời khác coi là kẻ có hành vi sai lệch. Ví dụ: một ngƣời nghiện ma túy lấy trộm một món đồ của nhà hàng xóm. Vụ việc bị phát hiện, cảnh sát và tòa án quyết định điều tra và cuối cùng đƣa ra một bản án cho anh ta. Do phải thực hiện án tù nên các lựa chọn cho tƣơng lai của anh ta bị thu hẹp lại. Mọi ngƣời cho rằng anh ta là một “thằng nghiện” và là kẻ bỏ đi. Dần dần, anh ta cũng nghĩ nhƣ vậy cho nên anh ta tiếp tục sa vào tội lỗi, chẳng hạn nhƣ trở thành kẻ buôn ma túy và nghiện nặng. Nhƣ vậy, sai lệch thứ cấp không bắt nguồn từ nguyên nhân của sai lệch sơ cấp. Thay vào đó, nó là hệ quả của các phản ứng xã hội đối với sai lệch sơ cấp. Trong quá trình đó, các thiết chế xã hội nhƣ nhà tù, trại cải tạo… có ảnh hƣởng rất quan trọng đến việc cá nhân chấp nhận bị coi là sai lệch và thực hiện hành vi sai lệch thứ cấp. Thay vì kiểm soát tội phạm, các thiết chế nhƣ cảnh sát, tòa án, nhà tù… có khi lại càng đẩy cá nhân về gần hơn với các hành vi phạm tội. Nhƣ vậy, những ngƣời đã bị dán nhãn sẽ đƣợc xã hội nhìn nhận theo một cách khác. Hệ quả là anh ta sẽ cảm thấy bị cô lập, bị tách khỏi xã hội nên anh ta sẽ tìm kiếm những ngƣời cùng cảnh ngộ để chia sẻ. Chính phản ứng từ phía xã hội khiến anh ta có nhiều khả năng tái phạm tội hơn [22, tr.67-72].
Vai trò quan trọng của Thuyết dán nhãn là ở chỗ nó giả định rằng, về bản chất, không có hành động nào là định hƣớng phạm tội. Thông qua các bộ luật và các cơ quan thực thi luật pháp nhƣ là cảnh sát, tòa án, nhà tù và các cơ sở giáo dƣỡng, quan niệm về tội phạm đƣợc hình thành bởi những thực thể có
nhãn cho hành vi của anh ta. Nói cách khác, bản sắc cá nhân của anh ta đã bị thay đổi từ bình thƣờng trở thành tiêu cực. Trách nhiệm này trƣớc hết thuộc về xã hội. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng có những biểu hiện hành vi đƣợc coi là phạm tội trong mọi nền văn hóa của Thuyết dán nhãn là một hạn chế. Thực tế, hành vi phạm tội phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh xác định nó. Cũng vậy, sự khác biệt trong quá trình xã hội hoá, thái độ và các cơ may cuộc sống ảnh hƣởng rất nhiều đến mức độ thực hiện các hành vi phạm tội của cá nhân. Chẳng hạn, những đứa trẻ xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó có nhiều khả năng lấy trộm hàng trong siêu thị hơn những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có. Trong tình huống này, hoàn cảnh xuất thân là yếu tố quan trọng chứ không phải sự dán nhãn khuyến khích đứa trẻ thực hiện hành vi phạm tội (ăn trộm). Thêm một điểm chƣa rõ ràng nữa là Thuyết dán nhãn chƣa chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm trong các giai đoạn phát triển xã hội. Trên thực tế, sau khi chịu các án phạt, nhiều cá nhân có xu hƣớng lại tiếp tục tái phạm tội nhiều lần. Rõ ràng sự gia tăng các hành vi phạm tội đó không chỉ là sản phẩm của riêng sự dán nhãn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác?
Ở nƣớc ta hiện nay, trong quá trình phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội những ngƣời nghiện ma túy, gái mại dâm khi trở về cộng đồng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng, duy trì quan hệ, họ bị coi là “công dân hạng hai” trong các mối quan hệ mà họ tham gia, đặc biệt trong tìm kiếm việc làm, yếu tố quan trọng để tái hòa nhập với cộng đồng. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do đâu? Phải chăng đấy có phải là một phần của hậu quả dán nhãn, do đó, lý thuyết này đƣợc xem xét vận dụng nhƣ một trong những cơ sở để tìm hiểu xem dán nhãn đã ảnh hƣởng, tác động thế nào đến khả năng tìm kiếm việc làm của NSCNMT?