Đối với nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 116 - 141)

2.2.1 .Công tác trợ giúp đào tạo nghề

3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜ

3.3.6. Đối với nhân viên công tác xã hội

Nhân viên xã hội là ngƣời đại diện bênh vực quyền lợi chính đáng cho thân chủ là ngƣời sau cai nghiện nên vai trò của NVXH đóng vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ NSCNMT tìm việc làm tái hòa nhập cộng đồng.

NSCNMT thuộc nhóm yếu thế do “quá khứ” của chính họ cho nên các quyền lợi và các mối quan hệ xã hội của họ đều bị hạn chế. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể giúp họ tiếp cận đƣợc các nguồn lực bên ngoài, phát huy nội lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

Công tác xã hội trong trợ giúp NSCNMT chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tƣợng; đồng thời đóng vai trò là ngƣời quản lý trƣờng hợp, hỗ trợ thân chủ tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trƣờng hợp cần thiết NVXH cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho NSCNMT và gia đình của họ. Nhƣ vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp, NVXH đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng ngƣời sau cai nghiện, phục hồi các mối quan hệ xã hội của

Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trƣờng xã hội, bao gồm: chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp NSCNMT hòa nhập xã hội. Đội ngũ này đóng vai trò là ngƣời xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình ngƣời sau cai đƣợc hƣởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó, giúp ngƣời sau cai nâng cao chức năng của mình.

Nhân viên công tác xã hội, ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động nhƣ giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, ngƣời thân cách hỗ trợ để giúp đối tƣợng trở nên chủ động, nhƣ vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ tránh đƣợc những vấn đề khác có thể phát sinh (nhƣ là tái nghiện). Đồng thời, NVXH còn tƣ vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội nhƣ: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế gia đình, việc làm, hạ tầng cơ sở, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng, hỗ trợ tâm lý tình cảm… nhân viên công tác xã hội sẽ giúp NSCNMT có đƣợc cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy đƣợc những khả năng của mình, vƣợt qua khó khăn đó, vƣơn lên tự lập trong cuộc sống. Bằng hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngƣời sau cai, đội ngũ này sẽ cung cấp cơ hội cho ngƣời sau cai đƣợc hoà nhập cộng đồng – là một biện pháp giúp họ phát triển nhân cách, tăng cƣờng giao lƣu và học hỏi xã hội.

Năm 2010, Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 (gọi tắt là Đề án 32) đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt nhằm phát triển nghề công tác xã hội và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ số lƣợng và đạt yêu cầu, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Theo đó, đến năm 2020, cả nƣớc cần đào tạo và

lực cho ngành công tác xã hội phải đạt 30.000 ngƣời. Đây là một nhiệm vụ hết sức to lớn và cũng là một thách thức đối với ngành công tác xã hội ở Việt Nam. Chúng ta đã có những ngƣời làm công tác xã hội nhƣ các nhân viên ở trung tâm giáo dục lao động xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội, … Chỉ có điều, họ chƣa đƣợc đào tạo bài bản và làm việc chƣa chuyên nghiệp. Phần đông là làm trái ngành nghề, kiêm nhiệm, thiếu những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, hiện vẫn chỉ có đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp với tỷ lệ khiêm tốn. Do không có chuyên môn nên họ làm việc theo trực giác, thiếu nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội nên hiệu quả giải quyết các vấn đề không cao và thiếu bền vững.

Cùng với đó, nhận thức về nghề công tác xã hội còn rất mới mẻ, sự phát triển và đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực này chƣa đƣợc hình thành một cách đồng bộ. Mạng lƣới nhân viên và tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp.

Việc quan tâm tạo nguồn nhân viên xã hội cần chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh kỹ năng và khía cạnh đạo đức nghề nghiệp. Hiện các chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng đại học đã có những môn học liên quan đến lĩnh vực trợ giúp ngƣời nghiện ma túy, tuy nhiên chƣa hình thành có hệ thống về mặt nội dung đào tạo và thực hành, nhất là thiếu các môn học và nội dung đề cập đến khía cạnh kỹ năng trong thực hành công tác xã hội ở các lĩnh vực cụ thể. Đi cùng với việc đầu tƣ khía cạnh kỹ năng trong vấn đề đào tạo công tác xã hội, vấn đề xây dựng hệ thống các chuẩn mực thực hành và quy điều đạo đức trong thực hành công tác xã hội là điều rất cần thiết. Đó là những yếu tố cơ bản trong việc triển khai các mô hình tác động ở các đối tƣợng yếu thế trong xã hội, nhất là đối tƣợng ngƣời nghiện ma túy và ngƣời sau cai.

Công tác xã hội là một ngành khoa học đang trên đà phát triển ở Việt Nam hiện nay. Đối tƣợng trợ giúp của công tác xã hội tƣơng đối đa dạng,

dạng về nghề nghiệp, trình độ, lứa tuổi,....Vì vậy, nhân viên công tác xã hội cần vận dụng linh hoạt những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tiếp cận đối tƣợng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp đối tƣợng nghiện ma túy tái hòa nhập với cộng đồng một cách bền vững.

Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, tìm việc làm cho NSCNMT, cần phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống ma túy của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng, bằng các biện pháp đồng bộ, thống nhất nhƣ: hoàn thiện các văn bản pháp lý giúp đỡ họ ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cần có các chính sách, biện pháp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho NSCNMT không tái nghiện, hòa nhập cộng đồng; đổi mới công tác quản lý, giáo dục giúp đỡ ngƣời sau cai nghiện ma túy... cũng là việc cần làm một cách đồng bộ, thống nhất, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nƣớc và của cả hệ thống chính trị. Đây là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng để tổ chức cai nghiện và THNCĐ thành công.

KẾT LUẬN

Nếu hình dung xã hội nhƣ một “cơ thể sống” thì trong nó luôn tồn tại những hiện tƣợng “bệnh lý” hoặc “khuyệt tật” kéo lùi sự phát triển của xã hội: tình trạng đói nghèo, tệ nạn ma túy, đại dịch HIV/AIDS, bạo lực gia đình, bạo lực học đƣờng, trẻ em bị sao nhãng và bị xâm hại; ngƣời già cô đơn, thực thi chính sách còn nhiều bất cập, tỷ lệ đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách còn thấp v.v…Nhân viên xã hội chính là ngƣời điều trị “bệnh” và góp phần khắc phục những “khuyết tật” của xã hội.

Giải quyết ổn định kinh tế cho đối tƣợng sau cai nghiện là mục tiêu chung của toàn xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ làm ổn định và giảm bớt tệ nạn ma túy còn tạo thêm đƣợc một lực lƣợng lao động có ích cho toàn xã hội. Để làm đƣợc điều này, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của chính bản thân họ những ngƣời sau cai nghiện ma tuý. Những ngƣời đã từng mắc sai lầm và họ mong muốn đƣợc sửa lại những sai lầm đó, chính chúng ta, hãy tạo cơ hội cho họ, giúp họ quay lại với chính mình không chỉ thƣc hiện bằng lời nói, mà hành động.

Trên cơ sở làm rõ hệ thống các khái niệm, phạm trù đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các lý thuyết sai lệch chuẩn mực, lý thuyết hệ thống, lý thuyết xã hội hóa và lý thuyết dán nhãn để phân tích, tổng hợp, lý giải những số liệu thu thập đƣợc từ thực tế và từ cuộc điều tra về việc làm của NSCNMT ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã làm rõ đƣợc những đặc trƣng nghề nghiệp và việc làm của NSCNMT; những yếu tố ảnh hƣởng đến nghề nghiệp và việc làm của họ. Từ đây, đƣa ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm mở rộng, tăng cƣờng cơ hội tìm kiếm việc làm của ngƣời nghiện sau cai, giúp họ THNCĐ tốt nhất, hiệu quả nhất.

Những phân tích ở phần trên cho thấy rằng:

Nghề nghiệp và việc làm của NSCNMT là đa dạng và phong phú, bao gồm: nghề làm nông nghiệp, làm công nhân, lao động tự do,…. Song đa số NSCNMT khá khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau khi cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.. Yếu tố tự ti, mặc cảm của ngƣời nghiện và yếu tố kỳ thị, xa lánh của cộng đồng là những tác động chính tạo nên tình trạng này. Ở đây nhãn “ngƣời nghiện” với những đặc trƣng hành vi lệch chuẩn và những khó khăn trong quá trình cai nghiện đã đem lại cho họ không nhiều, cơ may để nhận đƣợc sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng xã hội. Đây là đặc trƣng rất đáng chú ý của NSCNMT tái hòa nhập cộng đồng. Bởi vậy khả năng tự biện hộ cho mình trong quá trình tìm kiếm việc làm phù hợp của ngƣời sau cai là rất khó khăn. Giả thuyết thứ nhất: “Đa số NSCNMT khó tìm đƣợc việc làm do những kỳ thị của cộng đồng” đã đƣợc minh chứng.

Trong các yếu tố tác động đến việc tự biện hộ trong tạo việc, tìm việc làm của NSCNMT, vai trò của gia đình đƣợc khẳng định. Gia đình vừa hỗ trợ về tinh thần và vật chất, định hƣớng cho việc chọn nghề, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm. Gia đình càng tích cực, NSCNMT càng nhanh chóng có nhiều cơ hội tìm việc làm, tạo việc làm. Song với các chủ thể trong hệ thống chính trị thì khác, thì vai trò của những chủ thể này đƣợc đánh giá rất thấp. Đây là kết luận đúng phải chú ý nhằm tìm kiếm những giải pháp, nâng cao vai trò của các chủ thể trong hệ thống chính trị. Giả thuyết thứ hai: “Sự trợ giúp của gia đình và chính quyền đoàn thể xã hội ở địa phƣơng là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng tìm kiếm việc làm cho ngƣời nghiện ma túy sau cai” chỉ kiểm chứng một phần.

Đặc điểm cá nhân của NSCNMT ảnh hƣởng đến khả năng tìm việc làm của họ. Đây là giả thuyết đã đƣợc chứng minh. Nhƣng những đặc trƣng xã hội khác nhau của NSCNMT đã có ảnh hƣởng khác nhau đến việc đạo tạo nghề,

chuyển nghề, tìm việc làm cho họ. Những phân tích trong phần trên cho thấy rằng: trình độ học vấn thấp, mức sống không cao, sức khoẻ yếu là những yếu tố chính tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm của NSCNMT, đây là yếu tố khiến họ khó có cơ hội để tiếp cận những việc làm tốt hơn và có mức thu nhập cao hơn.

Nhƣ vậy là, đào tạo nghề, tìm việc làm cho NSCNMT tại tỉnh Vĩnh Phúc đang đặt ra khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đặc điểm nhân khẩu của họ, mạng lƣới quan hệ xã hội, những chính sách của hệ thống chính trị tác động lên việc làm của NSCNMT đang đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu. Trong đó, mở rộng đối tƣợng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu…sẽ cho những kết quả nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn. Đó là cơ sở để xây dựng những giải pháp và khuyến nghị khả thi hơn nhằm tăng cƣờng mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm, giúp NSCNMT tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng, hiệu quả hơn, góp phần phòng, chống ma túy đạt hiệu quả cao nhất.

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, xã hội càng phát triển thì càng nhiều vấn đề xã hội nổi lên đòi hỏi những biện pháp khắc phục. Sự xuất hiện và phát triển của nghề CTXH là tất yếu khách quan, sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh những khuyết tật của xã hội, hƣớng tới xây dựng một xã hội hài hoà, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi ngƣời./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Thƣơng binh LĐ&XH (2010), Thông tƣ liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT, ngày 31/12/ 2010 về Hướng dẫn quy

trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, Nxb

Lao động Xã hội, Hà Nội

2. Bùi Thị Xuân Mai - Nguyễn Tố Nhƣ (2013), Tham vấn điều trị nghiện

ma túy, Nxb Lao động xã hội

3. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) (2009), Tài liệu đào tạo nâng cao dành cho cán bộ làm công tác tư vấn ma túy, Hà Nội.

4. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2010), Các giải pháp tạo việc làm tái

cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi, Đề án.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.210-211

7. Đặng Tú Lan (2001), Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Hoàng Thị Hƣơng (2013), Nhu cầu về việc làm của người sau cai nghiện

ma túy, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

9. Nguyễn Phong Hòa, Đặng Ngọc Hùng (1996), Ma túy và những vấn đề về công tác kiểm soát ma túy, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Lê Đức Hiền (2003), "Kinh nghiệm và mô hình tổ chức cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm cho NSCNMT nƣớc ngoài và trong nƣớc", Tạp chí Phòng chống tệ nạn xã hội, (3).

11. Lê Ngọc Hùng, (2002) Lịch sử và lý thuyết XHH, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

12. Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, Điều 6 và Điều 7.

14. Luật Hình sự (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, sửa đổi bổ sung 2009

15. Luật Lao động (2012), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 37.

16. Luật phòng chống ma túy (2000), Ban hành ngày 19/12/2000 và đƣợc

sửa đổi, bổ sung năm 2008, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, khoản 2 và 3 điều 2, điều 26a, điều 27, điều 28 và điều 33.,

17. Luật xử lý vi phạm Hành chính (2009), Nxb Chính trị Quốc gia Hà

Nội, Khoản 16 Điều 2.

18. Lê Hồng Minh (2010), "Tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Phòng chống tệ nạn

xã hội, (11).

19. Nguyễn Văn Minh (2001), Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện

ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi, Đề tài cấp bộ,

Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - TB&XH.

20. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội.

21. P.A. Rudich (1986), Tâm lý học- Nguyễn Văn Hiếu dịch, Nxb Thể dục thể thao Hà Nội, tr.187-188

22. Vũ Hào Quang - Bài giảng lý thuyết XHH hiện đại, ĐH hoa học Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 116 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)