CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng đƣợc vận dụng trong công tác xã hội (CTXH). Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ không thể thiếu đƣợc lý thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội (NVXH) cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm đƣợc nhƣ vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự hoàn thành tiến trình giúp đỡ của
mình. Chỉ khi nào thân chủ đƣợc sự giúp đỡ và tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà CTXH hƣớng đến.
Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại Newyork - Mĩ. Ông đã tốt nghiệp các trƣờng đại học: Vienna(1948), London(1949), Montreal(1949). Ông là một nhà sinh học nổi tiếng. Lí thuyết của ông là một lí thuyết sinh học cho rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngƣợc lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn”. Do đó con ngƣời là một bộ phận của xã hội và đƣợc tạo nên từ các phân tử, mà đƣợc tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Lý thuyết này đƣợc áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng nhƣ những hệ thống sinh học. Sau này, lý thuyết hệ thống đƣợc các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)…và phát triển. Ngƣời có công đƣa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành CTXH trên toàn thế giới.
Trong công tác xã hội, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống đƣợc phân biệt rõ ràng là: Lý thuyết hệ thống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái.
Lý thuyết hệ thống tổng quát trọng tâm là hƣớng đến những cái “tổng thể” và nó mang tính “hoà nhập” trong công tác xã hội. Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội. Nguyên tắc về cách tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trƣờng xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn đƣợc cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống.
Mô hình đời sống về thực hành CTXH của Germain và Gitterman (1980) là một mô hình chính trong hệ thống sinh thái. Mô hình cuộc đời nhìn nhận cá nhân nhƣ việc họ thích ứng thƣờng xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau về môi trƣờng sống của họ. Tất cả chúng đều biến đổi thông qua môi trƣờng. Vấn đề của công tác xã hội xảy ra khi các hệ thống cá nhân sống trong đó không thích ứng đƣợc với môi trƣờng sống của họ. Áp dụng lý thuyết này vào vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề và có cách giải quyết tốt nhất. Mỗi cá nhân là một hệ thống, nhƣ vậy mỗi ngƣời sau cai, mỗi gia đình, nhân viên xã hội là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Những vấn đề trong Trung tâm xảy ra khi sự tƣơng tác giữa các tiểu hệ thống hay giữa các hệ thống khác nhau liên quan đến các tiểu hệ thống này có vấn đề. Theo thuyết hệ thống thì ngƣời sau cai có thể nằm trong các hệ thống nhƣ: gia đình, bạn bè, các nhóm cộng đồng, các tổ chức đoàn thể… Hiểu đƣợc lý thuyết hệ thống sẽ tìm ra đƣợc nguyên nhân của các vấn đề mà ngƣời sau cai đang gặp phải, thấy đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến vấn đề đó mà cụ thể ở đây là vấn đề tìm kiếm việc làm và đƣa ra đƣợc những giải pháp đúng đắn, mang lại hiệu quả cao [37].
Thuyết hệ thống giúp NVXH có những hiểu biết về thể chế, sự tƣơng tác của các hệ thống này với nhau và với các thành viên nhóm, biết đƣợc nhân tố nào hỗ trợ cho sự thay đổi sẽ tham gia vào tiến trình giúp đỡ thân chủ.
Khi thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã dựa vào Lý thuyết hệ thống để phân tích bốn tác nhân tác động đến thực trạng việc làm của NSCNMT gồm: i) Gia đình và địa bàn sinh sống; ii) Mạng lƣới quan hệ xã hội của ngƣời sau cai nghiện; iii) Hệ thống chính trị và quản lý của Nhà nƣớc và iv) Đặc điểm nhân khẩu học. Trong đó, mạng lƣới hệ thống hỗ trợ NSC rất hạn chế chủ yếu là dựa vào gia đình.
1.2.2. Lý thuyết sai lệch chuẩn mực
Robert Merton (1910 – 2003) và Emile Durkheim (1858 - 1917) là một trong những đại diện tiêu biểu cho lý thuyết sai lệch chuẩn mực. Cả hai đại biểu này đều đi đến nghiên cứu khái niệm "anomie". Đây là khái niệm chỉ sự rối loạn, vô tổ chức do các cá nhân không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khái niệm quan trọng trong lý thuyết xã hội học, nhất là trong lĩnh vực xã hội học về tội phạm và lệch chuẩn. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quan niệm của R. Merton và E. Durkheim khi bàn về khái niệm "anomie".
Theo Durkheim, mọi xã hội đều đi từ kiểu đoàn kết cơ giới sang kiểu đoàn kết hữu cơ. Bƣớc chuyển từ hai hình thức đoàn kết này gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của sự phân công lao động xã hội. Xét về mặt lý thuyết, khi chuyên môn hóa tăng do phân công lao động tạo ra, sự đoàn kết và phụ thuộc giữa các thành viên trong xã hội cũng tăng theo. Nhƣng trong thực tế, chuyên môn hóa đã thay thế những mối quan tâm, những mục tiêu, những giá trị chung bằng các mối quan tâm, những mục tiêu và những giá trị của cá nhân. Ngoài ra, theo Durkheim, tình trạng anomie là đặc trƣng của những bối cảnh xã hội mà ở đó, những ham muốn của cá nhân có thể đƣợc bộc lộ một cách tự do, thiếu sự kiểm soát của những quy tắc xã hội. Lý thuyết này đƣợc vận dụng để so sánh sức mạnh giữa thiết chế nhà trƣờng, xã hội với những tự do cá nhân. Qua đó xem xét tính nghiêm minh của pháp luật, sức mạnh răn đe của những thiết chế xã hội chi phối ở mức độ nào đến những hành vi cá nhân? Khi tự do cá nhân vƣợt qua khuôn khổ quy định xã hội sẽ để lại những hậu quả là những hành vi lệch chuẩn, nguyên nhân của những sai lệch xã hội [11, tr.84-85].
Vận dụng vào vấn đề nghiên cứu hành vi nghiện và hoạt động tìm việc làm cho NSCNMT, Luận văn đã xuất phát từ việc ngƣời nghiện ma túy là những ngƣời đƣợc coi là đã vi phạm, chuẩn mực của xã hội khi nghiện ma túy
và có nhiều hành vi lệch chuẩn khác đã bị cả xã hội lên án. Thiết chế gia đình, và những thiết chế xã hội đã không còn đủ sức răn đe hoặc kiểm soát hành vi cá nhân ngƣời nghiện, từ đó những quy chuẩn của xã hội bị các cá nhân bỏ qua để cai nghiện và phục hồi phải cho vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội để cai nghiện, học tập và rèn luyện.
Cái nhìn của Robert Merton về lệch chuẩn gắn liền với nhân tố văn hóa và cấu trúc xã hội. Theo Merton, bất cứ xã hội nào cũng có những giá trị đƣợc gần nhƣ mọi thành viên chấp nhận và chia sẻ (chẳng hạn nhƣ lao động để trở nên giàu có gần nhƣ là điều ai cũng chấp nhận). Những giá trị ấy sẽ đƣợc các cá nhân nội tâm hóa ở những mức độ khác nhau nhƣ là những mục tiêu cần phải đạt đƣợc trong cuộc sống. Để đạt đƣợc những mục tiêu ấy, xã hội cũng đƣa ra cho cá nhân những phƣơng tiện đƣợc quy định bởi những chuẩn mực của xã hội. Thế nhƣng, không phải mọi cá nhân đều có thể tiếp cận hoặc chấp nhận những chuẩn mực xã hội đã đƣa ra mà dùng đến những phƣơng tiện không hợp để đạt đƣợc mục tiêu mà xã hội đề cao. Nhƣ vậy, tình trạng phi chuẩn mực xuất phát từ sự không tƣơng hợp giữa những nhu cầu đƣợc chấp nhận về mặt văn hóa và các phƣơng tiện nhằm hiện thực hóa những nhu cầu đó. Lý thuyết này đƣợc vận dụng và lý giải về việc kỳ thị của cộng đồng, doanh nghiệp đối với những ngƣời nghiện ma túy bất chấp họ đã cai nghiện và sẵn sàng THNCĐ từ đó gây nên nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm của NSCNMT. Những yếu tố nào là chủ đạo tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm? Những việc làm mà NSCNMT hiện đang làm có lệch chuẩn so với xã hội mong chờ hay không?