THỰC TRẠNG VIỆC BIỆN HỘ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. THỰC TRẠNG VIỆC BIỆN HỘ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI SAU

NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VĨNH PHÚC

Biện hộ là vai trò của NVXH trong việc hỗ trợ đối tƣợng bảo vệ quyền của mình, thông qua đó sẽ thúc đẩy phúc lợi đối tƣợng. Bằng việc hỗ trợ đối tƣợng có thêm những hiểu biết về quyền của mình, cách thức tiến hành để có đƣợc quyền lợi một cách chính đáng, đối tƣợng sẽ có khả năng tự biện hộ cho mình một cách hiệu quả. Ví dụ, NVXH sẽ hỗ trợ đối tƣợng là ngƣời sau cai biết đƣợc mình có quyền đƣợc gia đình hoặc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ về tìm kiếm việc làm sau khi THNCĐ là một ví dụ về biện hộ. Việc thực hiện biện hộ sẽ theo phƣơng châm từ thấp đến cao. Bắt đầu từ những cuộc nói chuyện trình bày cấp gần nhất (ví dụ: cán bộ chính sách của xã, sau đó sẽ lên cấp huyện rồi đến cấp tỉnh và tòa án tối cao nếu nhƣ các cấp dƣới chƣa giải quyết đƣợc các khúc mắc của đối tƣợng).

Biện hộ là phƣơng pháp tiếp cận dựa trên quyền. Do vậy, để trở thành một nhân viên xã hội hỗ trợ cho ngƣời sau cai làm tốt vai trò biện hộ, ngƣời NVXH cần trang bị các kiến thức về luật pháp, chính sách dành cho ngƣời sau cai và gia đình ngƣời sau cai, hiểu biết các khó khăn cản trở đối với việc tìm hiểu về chính sách pháp luật của họ và gia đình để đƣa ra đƣợc các giải pháp hỗ trợ tăng cƣờng năng lực kịp thời, qua đó hỗ trợ họ các phƣơng pháp làm việc với các cơ quan có liên quan tới vấn đề để họ có thể tự biện hộ cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)