Lý thuyết xã hội hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.3. Lý thuyết xã hội hóa

Nhà Xã hội học Sabran ngƣời Pháp đã đƣa ra một hình ảnh khá đơn giản nhƣng đầy sức thuyết phục về xã hội hóa. Ông đã ví xã hội nhƣ một con tàu, cá nhân phải bƣớc lên đƣợc boong của con tàu xã hội, nếu không thì mãi

mãi đứng ở bến tàu mà không bao giờ trở thành thành viên của con tàu xã hội ấy [22, tr.82].

Ngƣời quan tâm đến vấn đề xã hội hóa đầu tiên là E.Durkheim. Quan điểm của ông là quan tâm đến đạo đức xã hội đƣợc áp dụng thông qua giáo dục và xã hội hóa. Ông xác định xã hội hóa nhƣ là một tiến trình thông qua nhóm hoặc xã hội chuyển giao cho các thành viên của nó. Quan điểm của E.Durkheim cho rằng giáo dục đạo đức và xã hội hóa nhiều thế hệ sẽ có ba mục tiêu quan trọng:

Một là, dạy cho cá nhân những giới hạn đạo đức cần thiết để họ tự điều

chỉnh cảm giác của họ.

Hai là, tiến trình xã hội hóa cung cấp cho cá nhân sự tự tin, tự kiềm chế

bản thân, thông đạt những giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức xã hội rộng hơn cái họ mơ ƣớc.

Ba là, xã hội hóa và giáo dục đạo đức truyền vào cho cá nhân những

cảm giác mạnh mẽ về sự cống hiến cho xã hội.

Bên cạnh E.Durkheim thì Talcott Parsons cũng là ngƣời quan tâm nhiều đến xã hội hóa, với lý thuyết cấu trúc – chức năng, Talcott Parsons đã tin rằng xã hội hóa có ý nghĩa bởi trật tự đạo đức có thể điều chỉnh đƣợc trật tự thói quen. Tuy nhiên, khi cá nhân không đáp ứng với sự trông đợi của họ từ phía xã hội thì lệch lạc sẽ đe dọa trật tự xã hội. Cái Talcoltt Parsons gọi là “kiểm soát xã hội chính là trật tự mà xã hội phải thiết lập.

Nhƣ vậy, xã hội hóa là một quá trình học hỏi để cho một con ngƣời – sinh vật, cá thể trở thành con ngƣời xã hội, trở thành con ngƣời với tính chất là một thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội thực thể sinh vật - xã hội. Thông qua quá trình đó, cá nhân học hỏi, lĩnh hội đƣợc những tri thức, kinh nghiệm, quy tắc văn hóa cách thức ứng xử, để thực hiện các vai trò mà mình phải đảm nhiệm, theo yêu cầu mà xã hội mong đợi. Nhờ vậy mà

nền văn hóa đƣợc duy trì, tiếp nối phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhà Xã hội học Mỹ John Watson, một trong những nhà Xã hội học theo thuyết hành vi đã cho rằng, mọi khuôn mẫu hành vi của con ngƣời đều lệ thuộc vào môi trƣờng sống xung quanh và biến đổi theo sự biến đổi của môi trƣờng sống. Theo ông, khuôn mẫu hành vi nói trên là kết quả của sự tìm hiểu và học hỏi từ các quan hệ xã hội chứ không phải chỉ từ bản năng sinh học và chỉ trong các mối quan hệ xã hội nhƣ quan hệ gia đình, quan hệ dân tộc, tôn giáo, giai cấp, kinh tế, nghề nghiệp…con ngƣời mới hình thành đƣợc bản chất của mình. Nếu tách rời các mối quan hệ xã hội, thì con ngƣời sẽ không thể hình thành “cái tôi” của mình, không thể trở thành ngƣời tồn tại một cách đích thực. Có thể nói rằng, xã hội hóa đƣợc bắt đầu từ khi đứa trẻ mới sinh ra đến khi kết thúc cuộc đời. Nói chung, nó diễn ra trong suốt cuộc đời con ngƣời và tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: cƣờng độ và cách thức tác động đa dạng của mỗi nhân tố làm nên nhân cách của mỗi ngƣời, tạo ra sự khác biệt giữa ngƣời này với ngƣời khác trong lối sống và phƣơng thức ứng xử đối với các mối quan hệ xã hội.

Quá trình học hỏi đó tuân thủ theo các giá trị, các chuẩn mực các vai trò mà xã hội đã đề ra nhằm hội nhập vào xã hội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quá trình xã hội hóa là: Nếu một cá nhân bị tách khỏi xã hội trong những hoàn cảnh nào đó thì phải tái xã hội hóa mới có thể đƣợc cộng đồng thừa nhận, nhờ đó các cá nhân mới có thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng mà mình đã từng sống và tiếp tục sống.

Những NSCNMT là những ngƣời đã từng có sự gián đoạn trong quá trình xã hội hóa, có thời gian cách ly ra khỏi cộng đồng xã hội, bị gián đoạn tạm thời, toàn bộ hay một phần những quan hệ bình thƣờng với xã hội. Các mối quan hệ này đƣợc thay thế bởi một hệ thống quy định ở cơ sở cai nghiện. Môi trƣờng ở đây là một môi trƣờng khác biệt với môi trƣờng xã hội bình

thƣờng, trong đó quan hệ giữa ngƣời cai nghiện với môi trƣờng là một tiến trình có tính nguyên tắc, không thay đổi. Ngƣời cai nghiện gần nhƣ thiếu chủ động trong lựa chọn cách quan hệ với môi trƣờng. Mọi đảm bảo về vật chất và tinh thần ở đây đƣợc quy định theo chế độ hiện hành của cơ sở cai nghiện. Vì vậy, khi thời gian ở cơ sở cai nghiện kéo dài đến một mức nhất định (3 năm đến 5 năm), thì ngƣời cai nghiện trở nên khó thích ứng với môi trƣờng, trở lên khó hòa nhập với xã hội khi tái hào nhập cộng đồng, tê liệt các thói quen có ích nhƣ học tập, quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, vợ chồng, cha mẹ, con cái…mà việc khắc phục chúng không phải dễ dàng. Do vậy, những kiến thức, những kinh nghiệm mà họ có đƣợc trƣớc khi cai nghiện đã trở nên lạc hậu, không theo kịp với những thay đổi, phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội sau thời gian họ bị cách ly.

Thực tế, qua nghiên cứu tìm hiểu NSCNMT đều cho thấy rằng, khi trở về cộng đồng con ngƣời sau cai nghiện khác đi ít nhiều so với trƣớc đây. Để hòa nhập với cộng đồng, thích ứng với hoàn cảnh xã hội, họ phải học lại cách quan hệ, cách sống, cách lao động theo chuẩn mực, nhu cầu của đời sống đƣơng đại, tiếp cận với những vấn đề mới của cuộc sống xã hội mà họ đã có thời gian cách xa. Đồng thời, xóa bỏ những mặc cảm về những lỗi lầm mà họ đã gây ra để tự tin hòa nhập vào xã hội.

Vận dụng lý thuyết xã hội hóa vào nghiên cứu mong muốn áp dụng những nguyên tắc, biện pháp thúc đẩy vào việc nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của ngƣời sau cai nghiện đối với quá trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm việc làm sau khi tái hòa nhập cộng đồng. Đây cũng chính là cách thức mà họ tự biện hộ tốt nhất cho mình trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)