Khái niệm cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.8. Khái niệm cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng

Cộng đồng, là khái niệm đã đƣợc sử dụng từ cuối thế kỷ 19, đến 1915 mới bắt đầu đƣợc nghiên cứu và phân tích một cách khoa học qua nghiên cứu của C.J.Galpin về mối quan hệ giữa các làng xã với môi trƣờng chung quanh. Từ đó đến nay, đã có nhiều định nghĩa có những điểm khác nhau về cộng đồng, song đều thống nhất cộng đồng là một tập hợp ngƣời sống trong cùng làng, xã có chung nền kinh tế, một nền văn hóa và đời sống xã hội chung… McMillan (1976) cho rằng khái niệm cộng đồng chỉ có đƣợc khi hội đủ những yếu tố sau đây: một căn cƣớc chung; cảm giác cá nhân mình quan trọng đối với tất cả những ngƣời khác và đối với cộng đồng; niềm tin chung và có những lợi ích cộng đồng.

Dựa trên nghiên cứu của các tác giả trƣớc đó, Willmott (1986) đề cập ba yếu tố quan trọng tạo nên cộng đồng gồm: lãnh thổ; mối quan tâm chung (về tôn giáo, nghề nghiệp, quyền lợi, chủng tộc…) và sự gắn bó với nhau giữa các thành viên, đây là yếu tố quan trọng nhất vì nếu một nhóm ngƣời ở gần nhau nhƣng sống cô lập, không quan hệ gì với nhau thì giữa họ không có một cộng đồng. Trong khuôn khổ Luận văn, cộng đồng đƣợc hiểu là một tập hợp ngƣời mà ngƣời sau cai nghiện trở về sinh sống trong đó và chịu những ảnh hƣởng, đặc điểm chung của tập hợp đó [21, tr.187-188].

Ở góc độ Xã hội học, khái niệm tái hòa nhập đƣợc xây dựng thông qua các cuộc nghiên cứu về việc hội nhập cho các nhóm khác nhau trong xã hội, trong đó có ngƣời sau cai nghiện ma túy (NSCNMT). NSCNMT, trong thời gian cai nghiện tuy không biệt lập hoàn toàn với xã hội nhƣng lại bị cách ly khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, khi trở về cộng đồng họ không thể tránh khỏi, lúng túng cả về nhận thức, hành vi ứng xử, những rào cản của xã hội mà họ phải vƣợt qua. Do đó, tái hòa nhập cho ngƣời sau cai nghiện ma túy không chỉ là đƣa họ từ cơ sở cai nghiện về nơi cƣ trú, về với gia đình, cộng đồng dân cƣ nơi họ sống trƣớc đây mà là quá trình giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện

để họ xóa đi quá khứ lỗi lầm và mặc cảm, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, tạo lập cuộc sống bình thƣờng trong cộng đồng chống tái nghiện. Hiểu cách khác, THNCĐ là quá trình “xã hội hóa lặp lại” của ngƣời đã cai nghiện ma túy, thông qua giao tiếp với cộng đồng để nhận thức lại, tiếp thu và thực hành đúng các giá trị, chuẩn mực pháp lý, văn hóa ứng xử, đạo đức xã hội, để từ đó thích nghi và hội nhập đƣợc với cộng đồng.

Nhƣ vậy, quá trình tái hòa nhập là quá trình giúp cho ngƣời sau cai nghiện ma túy hội nhập với cộng đồng dƣới sự tác động, giúp đỡ của gia đình, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nơi họ cƣ trú để họ không tái nghiện. Tạo điều kiện cho họ có việc làm, tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập, đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; giúp họ trở nên bình đẳng và hòa nhập tốt nhất vào gia đình, cộng đồng, xã hội; thúc đẩy tính trách nhiệm, khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động để phòng, chống tái nghiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện hộ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)