Nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.2.2. Nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp có thể hiểu họ là những người tham gia các hoạt động xã hội, đảm nhiệm những vai trò can thiệp - trợ giúp các đối tượng. Tuy nhiên, họ không được đào tạo một cách chính quy, bài bản về chuyên môn nghiệp vụ ngành CTXH, trích quan điểm về nhân viên công tác xã hội của tác giả Nguyễn Tiệp trong tài liệu Nhu cầu sử dụng và đào tạo nhân lực CTXH của Việt Nam ở kỷ yếu Hội thảo phát triển nghề CTXH tại Việt Nam (2009) [26]: Rất nhiều người ở cấp xã được gọi là những nhân viên xã hội cơ sở. Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân, gia đình

khóa tập huấn ngắn hạn. Những nhân viên công tác xã hội này được coi như là bán chuyên nghiệp trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ vẫn ở dưới mức cần thiết để thừa nhận vai trò chuyên nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm này để phân tích vai trò của NVCTXH bán chuyên nghiệp (cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên đang thực hiện hoạt động trợ giúp PNN), trên cơ sở đó để đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong việc trợ giúp PNN xã Đồng Du.

Nhân viên công tác xã hội theo quan điểm tác giả Zastrow (1996): Nhân viên CTXH là người được đào tạo công tác xã hội, sử dụng kiến thức hay kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng cường năng lực đối phó và giả quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi trường xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm với con người và tác động đến các chính sách xã hội. Còn theo tác giả Lê Văn Phú (2008) trong tài liệuNhập môn công tác xã hội thì: Nhân viên công tác xã hội là những người có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội. [17]

Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng cách hiểu và quan điểm về NVCTXH của hai tác giả nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện vai trò của NVCTXH bán chuyên nghiệp, để đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động can thiệp - trợ giúp PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 28 - 30)